Tháng đầu tiên có thai thường xuất hiện tình trạng đau bụng, nhiều người có thể làm tưởng với đau bụng kinh. Vậy dấu hiệu đau bụng có thai như thế nào? Có khác đau bụng kinh không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đa số chị em mới lập gia đình, sau khi quyết định có con với chồng, tháng đầu tiên bị đau bụng vẫn nhầm là mình mang thai mặc dù thực tế là do chu kỳ kinh nguyệt sắp đến. Hội chứng đau bụng thường xảy ra trước ngày đèn đỏ trong khoảng 1 tuần. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đau bụng kinh khác đau bụng có thai như thế nào?
Hiện tượng đau bụng có thai như thế nào?
Nhiều chị em vừa mới có gia đình, đã qua quan hệ tình dục mà vẫn chưa biết đau bụng như thế nào là có thai hoặc dấu hiệu đau bụng có thai như thế nào. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Đau bụng khi có thai tháng đầu là hiện tượng đau bụng râm ran và thường lệch về một bên, do đứng quá lâu hoặc cười lớn, hắt hơi, cử động mạnh ở bụng. Giai đoạn này, thai đang làm tổ do đó bất kỳ một tác động nào cũng có thể khiến cho bụng bị đau. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ, bụng dưới của phụ nữ mang thai sẽ thường căng tức và đau dữ dội khiến nhiều người lầm tưởng là sắp có kinh.
Đau bụng kinh khác với đau bụng có thai như thế nào?
Triệu chứng đau bụng kinh khá giống với đau bụng có thai, nhưng nếu chú ý hơn một chút, các chị em có thể dễ dàng phân biệt được khi nào là chuẩn bị có kinh và khi nào là có thai. Cụ thể như sau:
Triệu chứng đau bụng kinh và đau bụng có thai
Đau bụng kinh: thường vùng bụng dưới của chị em sẽ bị đau âm ỉ kéo dài liên tục và vùng bụng dưới bị co thắt lại, thường bắt đầu từ 1 ngày đến 3 ngày trước kỳ kinh nguyệt, nhất là ngày đầu tiên của chu kỳ. Cơn đau sẽ giảm dần trong 3 ngày hành kinh.
Đau bụng kinh có thể khiến chị em đau cả lưng và đùi. Trong thời gian này, chị em sẽ cảm thấy cực kỳ áp lực và khó chịu, mệt mỏi và không thể làm việc bình thường. Hơn thế nữa, một số người còn có thể bị chuột rút vùng lưng phía dưới hông khoảng 1-2 ngày trước khi có kinh và khi kỳ kinh nguyệt kết thúc thì cơn đau sẽ hết theo.
Đau bụng có thai: thường đau bụng bên trái hoặc bên phải, râm ran, đôi khi nhói từng cơn, xảy ra trong tháng đầu mang thai. Bụng dưới tưng tức, không phải đau kéo dài hay đau lưng như thời kỳ tiền kinh nguyệt.
Tuần đầu mang thai, bà bầu cũng có thể đau bụng kèm ốm nghén, nôn ọe, khó chịu ở bụng.
Nguyên nhân đau bụng kinh và đau bụng có thai
Đau bụng kinh: Tử cung thường co thắt mạnh để tạo ra chất đệm lót trong tử cung, sinh ra hormone prostaglandin gây nên các cơn đau bụng kinh. Không phải chị em nào cũng bị chứng đau bụng kinh, hiện tượng này còn có thể do phụ nữ đã mắc phải một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu, .v.v.
Đau bụng có thai: >mẹ bầu thường có vấn đề về tiêu hóa như táo bón khó tiêu, thai nhi làm tổ hoặc dây chằng giãn khiến bụng bị đau. Tuy nhiên, nếu đau bụng dữ dội khi mang thai cũng báo hiệu về một tình trạng nguy hiểm nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến >sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi như mang thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, tiền sản giật hay rau bong non, …
Cách giảm đau bụng kinh và đau bụng có thai
Đối với người đau bụng kinh
Vận động nhẹ nhàng, massage vùng bụng để giảm bớt cơn đau.
Ngâm mình bằng nước nóng hoặc đặt một miếng dán nhiệt ở bụng. Sở dĩ nên làm như vậy vì nhiệt có công dụng giảm đau bụng kinh tương tự như thuốc giảm đau mà không hề có tác dụng phụ.
Chế độ ăn giàu vitamin E, B1, B6, axit béo Omega-3, magie… có thể giúp bạn thoát khỏi cơn đau bụng kinh.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu vì chúng có thể khiến cho bạn bị đau hơn.
Hạn chế stress, áp lực và căng thẳng.
Đối với người đau bụng tháng đầu khi mang thai tháng đầu
Đảm bảo chế độ ăn giàu >dinh dưỡng, nhiều chất xơ và hoa quả để hạn chế cơn đau.
Khám bác sĩ và bổ sung khoáng chất đủ theo chỉ dẫn
Tập yoga, vận động nhẹ nhàng và massage cho vùng bụng
Không nên mặc quần chật, bó sát người
Tắm nước ấm
Uống nhiều nước, hạn chế ăn thức ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn, sản phẩm chứa nhiều chất phụ gia bảo quản hoặc thực phẩm chứa nhiều tinh bột, cay nóng vì rất dễ làm tăng nguy cơ táo bón và khiến bụng khó chịu.
Không đứng một chỗ lâu, ngồi nên có ghế dựa, ngủ đủ giấc và nhiều hơn người bình thường một chút cũng không sao.
Tăng cường ăn chuối hoặc nho khô vì đây là nguồn kali, canxi và các khoáng chất dồi dào có lợi cho bà bầu.
Nếu cơn đau không giảm mà còn đau dữ dội hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không hay cho mẹ và thai nhi giai đoạn đầu của thai kỳ.
Mẹ bầu nên tới bác sĩ ngay khi thấy một trong các biểu hiện sau:
Đau bụng dữ dội, không thuyên giảm.
Đau bụng kèm đau đầu dữ dội
Sưng tấy tay chân, mặt
Đau bụng từng cơn co thắt
Xuất huyết
Khó tiểu, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp chị em phần nào phân biệt được sự khác nhau giữa đau bụng kinh và đau bụng có thai như thế nào. Từ đó, chị em có thể nhận biết được khi nào mình mang bầu để có thể có một chế độ ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý cho cả mẹ và bé nhé.