Khi trẻ bắt đầu bước sang 6 tháng tuổi là thời điểm mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các món ăn dặm cho bé 6 tháng như bột, rau củ nghiền, cháo loãng… Và cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào để trẻ vừa ăn ngon lại không cảm thấy ngán? Cùng tham khảo những món ăn có thể bổ sung vào trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần dưới đây nhé.

Thu Hiền 16:10 08/01/2020

Lưu ý về các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Thông thường, khi trẻ bước vào tháng thứ 6 trở đi là mẹ có thể cho trẻ tập làm quen với những loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Mục đích giai đoạn này là giúp cho trẻ làm quen thực phẩm, thử các phản ứng của trẻ với những thực phẩm khác nhau,...do nguồn >dinh dưỡng chính trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ. Dưỡng chất từ các món ăn dặm cho bé 6 tháng chỉ chiếm 10 - 20%.

khi trẻ bước vào tháng thứ 6 dưỡng chất ăn dặm chỉ chiếm 10 - 20% - Ảnh minh họa: Internet

Về thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng, phụ huynh có thể bắt đầu với những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và được xay/nghiền thật nhuyễn, mịn, không có lợn cợn để trẻ có thể nuốt dễ dàng cũng như hỗ trợ cho tiêu hoá. Thông thường, với những bữa ăn đầu tiên của trẻ nên bắt đầu cho trẻ ăn cháo trắng đã được nấu thật nhừ và được lọc qua rây cho thật mịn, loãng. Sau khi trẻ đã quen dần với thức ăn thì lúc này mẹ có thể tăng độ thô, đặc cho thức ăn lên dần để phù hợp với tình trạng cảm nhận thức ăn của trẻ. Sau khi đã làm quen với các thực đơn cháo cho bé 6 tháng, mẹ tiếp tục tập cho bé ăn kết hợp với những rau, củ khác như: bí đỏ, khoai lang, cà rốt, khoai tây, các loại rau xanh, trái cây để bữa ăn phong phú hơn, vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ vừa giúp trẻ ăn ngon miệng và không có cảm giác ngán.

Khi trẻ dần quen với thức ăn, phụ huynh có thể tiếp tục bổ sung vào trong thực đơn các món cá, thịt nạc, ức gà, trứng,... Tuy nhiên, lưu ý với những thực này nên đợi đến khoảng cuối tháng thứ 6, hoặc chờ khi bé đã 7 tháng tuổi thì mới tập cho trẻ ăn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu nhật

Với phương pháp ăn dặm 6 tháng tuổi của Nhật chủ yếu tập trung giúp cho trẻ quen dần với mùi vị của thức ăn, kích thích phát triển vị giác của trẻ. Ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ và mẹ chỉ cho trẻ ăn các món ăn dặm cho bé 6 tháng 1 bữa/ngày.

Trong khoảng 1 tuần đầu tiên bắt đầu, phụ huynh cho trẻ ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (gồm 1 gạo, 10 nước) để cho trẻ quen dần. Những tuần sau, có thể tiếp tục cho trẻ ăn cháo loãng và 1, 2 loại rau củ dễ tiêu hóa như: khoai lang, cà rốt xay nhuyễn. Thức ăn ở giai đoạn này phải đảm bảo trơn, mịn để trẻ dễ nuốt và không bị nghẹn.

Ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu tập trung giúp cho trẻ quen dần với mùi vị của thức ăn - Ảnh minh họa: Internet

Gợi ý một số thực phẩm cho bé 6 tháng tuổi ăn:

  • Nhóm tinh bột: Cháo loãng, bánh mì, miến, khoai lang, khoai tây, chuối
  • Nhóm đạm: Đậu hũ, lòng đỏ trứng gà, bột nếp, cá, sữa chua, phô mai
  • Nhóm vitamin: bí đỏ, cà chua, cải bó xôi, cải ngọt, bắp cải, củ cải, cà rốt, táo, dâu, cam, hành tây

Thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng

Khi trẻ đã có vẻ hứng thú với thức ăn, phụ huynh có thể nấu cho trẻ những món ăn có kết hợp rau, củ với nhiều màu sắc, hương vị như dưới đây. Vậy bé 6 tháng tuổi ăn được những gì? bạn có thể thực đơn dưới đây.

Bí đỏ nghiền

Bí đỏ đem gọt vỏ và rửa sạch, sau đó đem luộc hoặc hấp cho chín mềm. Tiếp đó lấy bí ra tô và nghiền cho thật mịn, tiếp tục lọc qua rây để bỏ đi phần xơ, thô của bí. Bí sau khi đã được nghiền nhuyễn lọc bỏ xơ thì tiếp tục cho vào nồi và thêm nước, sau cho bí đạt được độ loãng nhất định, đun nhỏ lửa, vừa nấu vừa khuấy cho thật đều tay cho đến khi bí sôi được vài phút thì tắt bếp. Để bí nguội thì múc ra bát cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng công thức ăn dặm tương tự với khoai tây cũng rất thơm ngon đấy.

Công thức ăn dặm bí đỏ rất thơm ngon, lại giúp bé dễ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang nghiền nhuyễn

Chuẩn bị khoảng 1 củ khoai lang nhỏ, đem rửa sạch và gọt vỏ, sau đó đem ngâm cùng chút muối để khoai ra bớt nhựa, sau đó rửa lại và để ráo nước. Tiếp tục cho khoai vào trong nồi hấp chín, sau đó đem khoai ra nghiền nhuyễn, lọc qua một chiếc rây để loại bỏ xơ, thô trong khoai lang. Khi khoai đã được lọc qua rây, cho nước sôi vào và khuây cho thật đều tay cho đến khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn thì để nguội rồi cho bé thưởng thức.

Cháo đậu phụ non cải ngọt

Cải ngọt đem rửa sạch và ngâm sơ qua với nước muối loãng (có thể thay thế bằng các loại rau khác như cải chíp, bắp cải hay những loại rau xanh khác). Đem cải luộc chín và xay nhuyễn cho thật mịn, lọc qua rây để bỏ đi phần xơ. Đậu phụ non đem chần qua nước sôi rồi tiếp tục nghiền nhuyễn như rau cải. Trộn hai hỗn hợp gồm cải, đậu phụ rồi cho thêm chút nước luộc rau và đem đun sôi trong vài phút. Sau khi cháo nguội thì có thể cho bé ăn. Món cháo đậu phụ cải ngọt được xem là một trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng khá phổ biến được nhiều bà mẹ áp dụng. Đây là món ăn vừa mát, dễ ăn mà cũng rất bổ dưỡng.

Cháo đậu phụ non cải ngọt - Ảnh minh họa: Internet

Đậu hà lan sữa

Đem đậu hà lan rửa sạch và cho vào trong nồi luộc cho đến khi thấy đậu chín mềm thì vớt ra và dùng thìa nghiền nhuyễn đậu, lọc lại bỏ phần xơ qua rây và cho thêm sữa công thức vào trong phần đậu nghiền. Tiếp đó trộn đều cho đến khi thấy hỗn hợp sánh mịn thì múc cho bé ăn.

Cháo cà rốt nấu cùng cá

Khi trẻ đã bắt đầu quen dần với những loại rau củ, phụ huynh có thể tập dần cho trẻ ăn thêm các loại thịt động vật như tôm, cá, thịt heo, bò.. Khi mới bắt đầu, nên cho trẻ tập ăn với cá. Bạn có thể chế biến món cháo cá cà rốt bằng cách đem cà rốt rửa sạch và đem hấp chín, sau đó lọc qua rây. Cá làm sạch và đem hấp chín, sau đó lọc bỏ xương cẩn thận rồi tiếp tục lọc thêm lần nữa qua rây cho thật mịn. Cho cá, cà rốt vào trong nồi cháo trắng đã được nấu chín nhừ, quấy cho thật đều tay và đun sôi nhỏ lửa vài phút. Tắt bếp để cháo nguội bớt thì múc cho bé ăn.

Khi trẻ đã quen dần với những loại rau củ, phụ huynh có thể tập cho trẻ tập ăn cá - Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm

Trong giai đoạn trẻ mới bắt đầu ăn dặm hay tập cho trẻ làm quen từ từ. Không nên ép trẻ ăn bởi điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và thậm chí có thể gây phản tác dụng, khiến trẻ cảm thấy sợ khi đến giờ ăn. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện không hứng thú với món ăn, bặm môi chặt hoặc khóc thì đừng nên bắt bé ăn tiếp. Trẻ sẽ ăn khi đói và dừng lại khi đã cảm thấy no.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần cho trẻ có thời gian thích nghi dần với các món ăn. Hãy nhớ rằng, cha mẹ chính là hình mẫu của bé, vậy nên trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với thức ăn hơn nếu thấy mẹ cũng ăn một cách đầy thích thú. Tuy nhiên, đừng ép buộc trẻ ăn, đừng dùng những món đồ chơi khác để dụ dỗ trẻ ăn nhé.

>>> Xem thêm:

- Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

- Cẩm nang ăn dặm: Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì?

Đừng ép trẻ ăn, đừng dùng những món đồ chơi khác để dụ dỗ trẻ ăn - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ. Nên nhớ nguyên tắc ăn cho trẻ là từ loãng đến đặc và từ nhạt đến mặn, không nên vì nóng vội mà ép trẻ ăn không trẻ không thích.

Thu Hiền | Theo Phụ nữ sức khỏe