Mẹ bị sốt có nên cho con bú không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, các mẹ cùng tìm hiểu để chăm sóc con tốt nhất nhé!
Xoay quanh vấn đề mẹ bị sốt có nên cho con bú không và đang cho con bú uống thuốc hạ sốt có được không thì các chuyên gia y tế đã phân tích và đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất. Cùng nạp cho mình những kiến thức bổ ích nhé!
Sữa mẹ là nguồn >dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho nên các mẹ không muốn gián đoạn quá trình uống sữa mẹ của con, chưa kể đến một số chị em ngay khi sinh bé được vài ngày đã bị sốt, điều này không ai mong muốn, những giọt sữa đầu tiên mẹ luôn muốn dành điều tốt nhất cho bé yêu.
Sau sinh, rất nhiều phụ nữ có cơ địa yếu gặp phải tình huống ngoài ý muốn là bị sốt do sau khi sinh bé thì các mẹ thường gặp các vấn đề về nhiễm khuẩn hậu sản, các virus tấn công do sức đề kháng ở thời điểm này của các mẹ khá yếu hoặc khi mẹ bị rối loạn về đường tiêu hóa, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm sẽ xảy ra hiện tượng sốt cao. Mẹ bị sốt có nên cho con bú không?
Hầu hết các mẹ băn khoăn chọn dừng cho bé bú và thay vào đó bằng xin sữa mẹ từ các nguồn nuôi con bằng sữa mẹ trên các hội, nhóm và có mẹ đành chọn giải pháp cho con uống bằng sữa mẹ. Theo các chuyên gia y tế thì khi mẹ bị sốt, trong máu mẹ có các chất gây sốt có thể sẽ theo vào nơi sản xuất ra các tia sữa cho bé. Nhưng cùng tùy vì có một vài trường hợp mẹ bị sốt vẫn cho bé bú bình thường được.
Đang cho con bú uống thuốc hạ sốt được không là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm vì ôm hy vọng có thể tiếp tục cho bé dùng nguồn sữa mẹ. Không phải chất gây sốt nào trong mẹ cũng hấp thụ vào sữa gây sốt cho bé. Các mẹ cần cẩn thận xem xét từng trường hợp sốt để chọn lọc ra khi nào nên cho bé bú, nhằm đảm bảo an toàn cho con yêu.
Nếu bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng thì mầm bệnh sẽ vào máu, di chuyển đến tuyến vú và ảnh hưởng đến bé, tạo ra các triệu chứng khó chịu cho bé. Nếu thấy bản thân có các dấu hiệu như tiêu chảy, buồn nôn, sốt trên 39,5 độ thì không được cho bé bú vì chúng sẽ làm rối loạn vi khuẩn đường ruột, làm hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm độc.
Trường hợp nhiễm cúm có biến chứng như viêm não, màng não hay viêm phổi và viêm gan B, viêm gan C cũng không được phép cho bé bú vì các virus sẽ làm bé bị viêm loét miệng và lợi.
Khi mẹ bị sốt đến từ nguyên nhân nhiễm khuẩn đa cơ quan, đa nội tạng (hai cơ quan, nội tạng trở lên) thì có thể cho bé bú với điều kiện nồng độ kháng thể trong cơ thể mẹ đủ mạnh để tiêu diệt mầm bệnh sẽ được hấp thụ vào tuyến sữa. Trường hợp này nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé bú.
Những hóa chất độc hại có thể sẽ ngấm vào sữa mẹ và truyền cho bé, gây độc cho bé. Vì thế cho nên mẹ tuyệt đối không cho bé bú khi nguyên do gây sốt đến từ ngộ độc thực phẩm hoặc hóa chất độc hại.
Mẹ đang uống thuốc có chứa aspirin là trường hợp chắc chắn không nên cho bé bú vì các hoạt chất chứa trong aspirin hoàn toàn không tốt cho em bé. Vì trong thuốc kháng sinh sẽ chứa các thành phần hóa học gây ngộ độc cho bé trong khi bú sữa mẹ. Tuy nhiên, đối với nhiều trường hợp bệnh khác nhau thì bác sĩ sẽ có lời khuyên hợp lý. Nhưng hầu hết việc sử dụng thuốc trị sốt trong giai đoạn cho con bú không được khuyến khích.
Mẹ đang cho con bú mà bị sốt hầu hết đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến >sức khỏe của trẻ sơ sinh, nhất là khi mẹ sốt cao trên 39˚C thì cần tránh tiếp xúc với bé. Tuyệt đối không uống thuốc kháng sinh để điều trị sốt và hút sữa ra ngoài để tránh tình trạng tuyến vú không được kích thích sản xuất, sẽ gặp phải tình trạng mất sữa sau khi hạ sốt.
Mặc dù sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng khi mẹ bị sốt thì hàm lượng dinh dưỡng trong sữa cũng giảm đi ít nhiều, chưa kể đến sẽ bị nhiễm khuẩn và virus từ bệnh của mẹ. Vì thế các bác sĩ khuyên rằng khi mẹ bị sốt không nên cho bé bú.
Nếu mẹ bị sốt nhẹ và đảm bảo không nằm trong trường hợp sẽ lây virus và khuẩn xấu cho con qua đường sữa, đồng thời được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ cho phép cho con bú khi bị sốt thì mẹ hãy áp dụng các nguyên tắc cho bé bú để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.
Nguyên tắc bao gồm rửa sạch tay trước khi cho bé bú, vệ sinh đầu vú với nước ấm, khi cho bé bú cần đeo khẩu trang và cho bé bú với số lần ít hơn khi chưa bị bệnh, tránh sờ tay vào môi và mũi bé để mầm bệnh phát tán vào người bé, không hôn hít chân tay bé. Ngoài ra mẹ cần uống nhiều nước và bổ sung thêm trái cây tươi để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu sốt tăng cao thì lập tức ngừng cho bé bú ngay.
Khi mẹ không phải sốt thông thường mà sốt siêu vi thì có cho bé bú không?
Sốt do nhiễm siêu vi sẽ hết từ 5-7 ngày. Khi bị sốt siêu vi thì bác sĩ sẽ cấp cho mẹ loại thuốc phù hợp, ít ảnh hưởng đến em bé nhất. Chị em vẫn có thể cho con bú bình thường nhưng hạn chế số lần và lượng sữa cho bé bú. Tuy nhiên khi cho bé bú cần giữ nguyên tắc bảo vệ bé tốt nhất bằng các phương pháp như rửa tay thật sạch, đeo khẩu trang, hạn chế ôm ấp, tiếp xúc với bé.
Rất nhiều mẹ rơi vào tình huống tắc sữa hoặc mất sữa do kiêng cử không cho bé bú khi bị sốt. Do đó trong thời điểm này nếu mẹ có ngừng cho bé bú hay cho bú ít dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ thì cũng cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa như rau lang luộc, đu đủ hầm giò heo, canh rong biển, sữa và nước…và thường xuyên uống nước nóng, ngủ đủ giấc cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Trong thời gian này nên kết hợp massage bầu ngực đúng cách để kích thích tuyến sữa phát triển.
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian khỏi bệnh để bé tiếp tục được bú những dòng sữa mẹ khỏe mạnh thì mẹ nên điều trị bằng các thảo dược tự nhiên như ăn cháo hành với lá tía tô bằng cách xắt sợi tía tô, thêm gừng cho vào cháo. Nước chanh pha mật ong cũng có khả năng giảm sốt cao. Mẹ có thể uống theo công thức 1 ly nước ấm, 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê chanh và uống trong 1 tuần.
Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc về thực trạng mẹ bị sốt có nên cho con bú không thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa đề có hướng xử lý đúng nhé!