Nhiều mẹ cứ lầm tưởng rằng cho con trẻ ăn nhiều tôm sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc bổ sung các chất cần thiết, tuy nhiên mấy ai biết được hậu quả nếu mắc phải 4 sai lầm này khi ăn tôm.
Cho con ăn tôm uống nước cam cùng lúc
Nếu bạn cho con mình ăn tôm hoặc uốn nước cam thì nên để cách xa khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Mẹ không nên cho bé ăn hai thực phẩm này cùng một lúc. Bởi tôm là một loại hải sản nếu như kết hợp chung với trái cây chứa vitamin C sẽ mất đi giá trị >dinh dưỡng. Thêm vào đó, phần vitamin C trong những loại quả như cam, quýt, chanh… sẽ phá hủy dinh dưỡng trong tôm và gây cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể dễ gây nên bệnh sỏi thận cho bé.
Cho bé ăn dưới 1 tuổi ăn nhiều tôm
Trong thời kỳ bé ăn dặm mẹ không nên cho bé ăn nhiều tôm nhằm bồi bổ canxi với mong ước bé sẽ cứng cáp cao lớn. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hệ thông tiêu hóa, gan thận không tốt nên chưa thể nào tiêu hóa được hết lượng chất dinh dưỡng có trong tôm. Nếu mẹ cho bé ăn nhiều dễ gây hiện tượng thừa đạm, chát béo… nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều khiến đầy bụng, khó tiêu, chứng bụng
Theo các chuyên gia khuyên rằng, người lớn chỉ nên tiêu thụ tối đa 100g/ngày và trẻ em dưới 1 tuổi nên hạn chế ở mức 20g thịt tôm và chỉ nên ăn tuần hai lần, để đảm bảo >sức khỏe.
Ăn tôm chết lâu
Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.
Cố ăn vỏ tôm
Nhiều người cho rằng vỏ tôm sẽ rất giàu canxi và các dưỡng chất, thế nên không ít người cố gắng ăn cả phần này. Nhưng trên thực tế, vỏ tôm chẳng những không có hàm lượng canxi, khoáng chất cao mà còn chứa một độc tố gây hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, phần vỏ cứng này sẽ khiến chúng ta dễ bị hóc khi nuốt vào và mảnh vỏ có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
Thế nên, khi ăn chúng ta tốt nhất nên lột bỏ đi phần vỏ tôm vì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Vỏ tôm cứng, ăn vào cũng không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài.