Vị giác của trẻ nhỏ rất khác so với người lớn chính vì vậy khi nấu ăn cho trẻ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi các mẹ nên lưu ý.
Giai đoạn trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm luôn là hành trình đầy thử thách đối với nhiều mẹ bỉm. Đây cũng là khoảng thời gian khiến không ít các mẹ cảm thấy khủng hoảng. Một số mẹ có thói quen nêm gia vị vào đồ ăn của các bé vì nghĩ rằng sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn, dễ ăn và ăn nhiều hơn…
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, "không cần nêm thêm gia vị trong chế biến đồ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi" bởi có 3 lý do:
Thứ nhất, có 5 vị cơ bản trong ẩm thực gồm mặn, ngọt, đắng, chua và vị umami. Những vị này đã có từ trong sữa (sữa mẹ, sữa công thức) hay một số loại thực phẩm ăn dặm… và nó đã đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ dưới 1 tuổi.
Thứ hai, các cơ quan trong cơ thể của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là chức năng gan và thận, do đó nếu ăn quá dư thừa sẽ tăng nguy cơ bệnh lý.
Thứ ba, không nên nếm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi, đối với trẻ trên 1 tuổi sẽ được khuyến khích ăn nhạt hơn, ăn ít ngọt, ít béo để phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm trong tương lai.
Vì 3 lý do trên nên mẹ bỉm khi >nấu đồ ăn dặm cho con không nên nếm gia vị. Hậu quả có thể chúng ta không thấy ngay lập tức, nhưng về lâu dài sẽ sinh ra nhiều bệnh. Những căn bệnh nguy hiểm có thể gặp: Suy thận, bệnh chuyển hóa, bệnh não, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm
Các mẹ không nên quá vội vàng khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng.
Để bé ăn ngon thì không nên cho bé xem các chương trình hay sử dụng đồ chơi vì chúng sẽ làm cho bé mất tập trung, không cảm nhận được mùi vị thức ăn, giảm chất lượng bữa ăn, bé lười ăn hơn.
Thức ăn dặm không thay thế hoàn toàn sữa mẹ và sữa công thức.
Cho bé làm quen với lượng thức ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng tới đặc. Nhưng không nên cho quá đặc hoặc lỏng hay ép bé ăn quá nhiều.
Khi bé mới tập ăn dặm thì các loại thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây. cần đảm bảo xay nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn.