Bố mẹ nào cũng gặp phải những vấn đề khi nuôi dạy con cái nhưng dưới sự dẫn dắt khéo léo của người cha này, con trai đã học được rất nhiều đạo lý trong cuộc đời.
Một hôm, con trai va đầu vào góc bàn, u một cục và khóc lớn.
Hơn một phút sau, tôi đi tới phía chiếc bàn và lớn tiếng hỏi: “Bàn ơi, là ai đụng vào làm mày đau vậy? Sao lại khóc một cách đáng thương thế?”
Con trai ngừng khóc, hai mắt đẫm lệ nhìn tôi. Tôi vỗ vỗ vào bàn như an ủi và hỏi: “Ai vậy? Ai đụng vào làm bàn bị thương vậy nhỉ?”
“Con. Cha ơi! là con đụng phải bàn ạ”.
“Ồ, là con đụng vào à. Vậy hãy nhanh chóng chạy tới phía bạn bàn cúi đầu xin lỗi bạn ý đi”.
Con trai mắt ngấn lệ, rưng rưng cúi đầu nói: “Xin lỗi nhé”.
Từ đó, con trai học được cách chịu trách nhiệm và gánh vác.
Ảnh minh họa.
Cuộc nói chuyện giữa cha và con trai khi con 3 tuổi
Con trai khóc không lý do, tôi gặng hỏi: “Có chuyện gì vậy con, khó chịu chỗ nào?”.
“Con không khó chịu ở đâu cả”.
“Vậy sao con khóc?”.
“Con muốn khóc thôi”. Rõ ràng đang làm nũng.
“Được rồi, con muốn khóc cha cũng không có ý kiến. Tuy nhiên, con khóc ở đây không thích hợp, sẽ ảnh hưởng tới chúng ta nói chuyện. Cha tìm cho con một chỗ, con có thể một mình ở đó khóc, khóc xong gọi cha mẹ, ok”.
Nói xong tôi đưa con vào nhà vệ sinh và dặn: “Con khóc xong gõ cửa nhé”.
Hai phút sau, con trai gõ cửa nói: “Cha ơi, cha ơi, con khóc xong rồi”.
“Được, khóc xong rồi hả? Khóc xong rồi đi ra nhé”.
Đến nay, con trai đã 18 tuổi vẫn chưa học được cách kiềm chế và giận cá chém thớt.
Khi con trai 5 tuổi
Chạng vạng tối, tôi dắt con trai đi bộ qua một cây cầu nhỏ, dưới chân cầu nước xanh biếc nhìn thấy đáy, dòng nước cuộn trào mãnh liệt.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi và nói: “Cha, dòng sông nhỏ này đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”.
Tôi sửng sốt rồi nói: "Được rồi, bố sẽ nhảy với con. Nhưng chúng ta về nhà thay quần áo trước đã”.
Về nhà, sau khi con trai thay xong quần áo, nhìn thấy một chậu nước trước mặt thì không biết xử trí như thế nào.
“Con trai, bơi dưới nước cần úp mặt ngụp xuống nước, con hiểu không?” Con trai gật gật đầu.
“Vậy trước tiên chúng ta >luyện tập một chút, xem con có thể ngụp xuống nước bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ.
Con trai ngụp đầu xuống chậu nước, chỉ 10 giây sau:
“Phì, phì. Cha ơi, con bị sặc nước rồi, khó chịu quá”.
“Thế à? Tới khi con nhảy xuống hồ có thể còn khó chịu hơn đấy”.
“Cha ơi, chúng ta có thể không đi bơi được không ạ?”
“Được con ạ”.
Từ đó, con trai học được cách cẩn thận không liều lĩnh, suy nghĩ kỹ mọi việc sau đó mới hành động.
Khi con trai 6 tuổi
Tối nọ, sau khi tan học đi qua cửa hàng McDonald’s, con dừng chân và nói: “Cha ơi, McDonald’s”. Con trai nhìn một cách thèm thuồng.
“Ừ, McDonald’s. Con muốn ăn không?”
“Dạ muốn ạ”
“Con trai à, một người muốn ăn thì ăn, được gọi là người vô tích sự; người muốn ăn nhưng có thể không ăn, được gọi là anh hùng”.
Tiếp đó tôi hỏi: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay làm người vô tích sự?”
“Cha, đương nhiên con muốn làm anh hùng”
“Được rồi, vậy là anh hùng khi muốn ăn McDonald’s thì có thể làm như thế nào?”
Con trai trả lời kiên định: “Có thể không ăn”.
“Giỏi quá, con đúng là anh hùng rồi. Về nhà thôi con”.
Con trai chảy nước miếng, theo tôi đi về nhà.
Từ đó, con trai học được cách nên làm gì đó và không nên làm gì đó, và có thể vượt qua được sự cám dỗ của cuộc sống.
Ảnh minh họa.
Cha và con trai khi con trai 8 tuổi
Con trai đánh nhau với bạn học, bị thương đầy người và về nhà không ngừng khóc lóc, nỉ non.
“Con thấy oan ức à?”
Con trai nước mắt ngấn lệ đáp: “Dạ oan ức ạ”
“Có thấy tức giận không?”
Con trai than vãn: “Dạ có tức giận ạ”
“Giờ con định làm gì? Có cần cha làm gì cho con không?”
“Cha, con muốn tìm một cục gạch, mai con sẽ đập vào đầu cậu ấy từ phía sau”.
“Ồ, cha thấy được đấy. Ngày mai cha sẽ chuẩn bị gạch cho con”. Tôi hỏi tiếp: “Còn gì nữa không?”
“Cha, cha chuẩn bị cho con một con dao, ngày mai con sẽ đâm cậu ta từ sau lưng”.
“Tốt, như vậy càng có thể hả giận. Cha sẽ đi chuẩn bị một chút nhé”.
Tôi lên lầu. Biết được ủng hộ, con trai dần dần bình tĩnh trở lại. Khoảng 20 phút sau, tôi mang một đống quần áo và chăn màn từ trên lầu đi xuống.
“Con trai, con đã quyết định chưa? Con muốn dùng gạch hay dùng dao?”
Con trai nhìn tôi một cách nghi hoặc và hỏi: “Nhưng mà, cha ơi, cha mang nhiều quần áo và chăn màn ra làm gì thế?”
“Con trai à, nếu con dùng gạch đập vào đầu bạn con, cảnh sát sẽ tới đưa chúng ta đi, chắc phải bị giam trong nhà tù khoảng một tháng. Như vậy chúng ta chỉ cần mang quần áo cộc tay là đủ.
Nếu con dùng dao đâm bạn con, vậy chúng ta phải ngồi tù ít nhất 3 năm mới có thể quay về, chúng ta phải mang nhiều quần áo và chăn chiếu một chút, chuẩn bị cho thời tiết của cả bốn mùa con ạ”.
“Vì vậy, con trai con đã quyết định chưa? Cha đồng ý ủng hộ con”
“Cần phải như vậy sao ạ?” Con trai kinh ngạc nhìn tôi.
“Đúng là như vậy đó, pháp luật quy định vậy con ạ”. Tôi nhân cơ hội chia sẻ với con về quy định của luật pháp.
“Cha ơi, vậy chúng ta không làm có được không ạ?”
“Con trai, chẳng phải con rất tức giận sao?”
“Dạ con đã không tức giận nữa rồi ạ. Kỳ thực trong chuyện này con cũng có lỗi”. Con trai đỏ mặt ngượng ngùng nói.
“Tốt, cha ủng hộ con”.
Từ đó, con trai học được cách lựa chọn và trả giá cho việc làm của mình.
Klhi con trai 9 tuổi
Con trai học lớp bốn bị điểm kém môn toán nên về nhà buồn bã không vui.
“Sao vậy con? Điểm kém còn tỏ thái độ với cha mẹ à?”
“Vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, con không thích học giờ của cô”. Cậu con trai trả lời hùng hồn, lý lẽ.
“Ồ, sao lại ghét?” Cha thấy rất thú vị mà.
“Nguyên nhân vì….” con trai nói rất nhiều. Nói tóm lại là “Cô ấy không thích con”.
“Ồ, người khác thích con, con thích họ; người khác không thích con, con ghét họ. Điều này cho thấy con là người chủ động hay là người bị động?”
“Con là người bị động”. Cậu con trai trả lời
Tôi tiếp tục hỏi: “Là kẻ mạnh hay kẻ yếu? Là đại nhân hay tiểu nhân”
Con trai rụt rè đáp:” Là kẻ yếu, là tiểu nhân”.
“Vậy con muốn làm đại nhân hay tiểu nhân?”
“Con muốn làm đại nhân. Cha à, con hiểu rồi: Dù cô giáo có yêu quý con hay không con đều phải yêu quý, kính trọng cô, chủ động nghe lời cô, làm một người mạnh mẽ”.
Hôm sau con trai vui vẻ đi học, kết quả toán học từ đó cũng thay đổi. Cũng từ đó con hiểu thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.
Khi con trai 10 tuổi
Con trai chơi điện tử. Vợ tôi nhiều lần giáo huấn, nhắc nhở nhưng con vẫn không thay đổi.
Tôi chỉ vào máy tính nói: “Con trai, nghe nói mỗi ngày con đều chơi cái này à?”
“Dạ” - Con trai thừa nhận, gật đầu.
“Mỗi ngày chơi xong, con cảm thấy thế nào?”
“Mờ mịt, trống rỗng, không có sức lực, tự trách mình, xem thường bản thân mình”.
“Vậy sao vẫn còn chơi? Không kiềm chế được bản thân phải không?”.
“Đúng vậy, thưa cha”. Con trai bất lực gật đầu.
“Được, để cha giúp con. Tôi dịch chuyển cái máy tính ra, đưa cho con trai một cái búa nhỏ và nói: “Con trai, con hãy đập vỡ nó”.
Con trai kinh ngạc: “Cha!”
“Đập nó đi con. Cha có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con”.
Con trai rơi lệ, tự tay đập chiếc máy tính.
Từ đó, con trai hiểu được thế nào gọi là nguyên tắc.