Đau đầu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ. Những cơn đau này kéo dài không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến con. Vậy làm thế nào để khắc phục?
Cơ thể >phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone, dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có đau đầu. Đau đầu khi mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ là biểu hiện sự thay đổi cơ thể ở người phụ nữ. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn.
Phụ nữ mang thai bị đau đầu có nguy hiểm không?
Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này.
Tuy nhiên nếu tình trạng >đau đầu khi mang thai trở nên trầm trọng khiến các mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. Trong một số trường hợp >mẹ bầu bị đau đầu dữ dội khi mang thai có thể là nguồn cơn của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật ở thai phụ. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.
Cách làm giảm cơn đau đầu khi mang thai
Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau đầu lúc mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.
Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi...cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola,...
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, massage vùng vai gáy, gan bàn chân...sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.
Dùng túi chườm ấm hoặc mát áp vào trán hoặc đầu. Chườm nóng có tác dụng làm cho thân nhiệt tăng dẫn đến giãn cơ, dây chằng và giảm các kích thích thần kinh nên giúp xoa dịu cơn đau. Trong khi đó, chườm lạnh làm các mạch máu co lại từ đó giảm tuần hoàn tại chỗ, ngăn phản ứng viêm đau diễn ra, thích hợp cho các cơn đau cấp tính như đau nửa đầu.