Ốm nghén gây nhiều khó khăn cho các mẹ bầu trong quá trình mang thai. Vậy các mẹ đã biết ốm nghén nên ăn gì chưa?
Giai đoạn từ 3-6 tháng, các >mẹ bầu thường có hiện tượng ốm nghén. Có những người ốm nghén ăn nhiều và cũng có những mẹ không ăn được gì, ăn vào là nôn , thậm chí chưa ăn đã nôn. Vậy ốm nghén nên ăn gì và ăn như thế nào là hợp lý để tốt cho cả mẹ và bé, câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Ốm nghén là hiện tượng xuất hiện trong giai đoạn 3-6 tháng đầu mang thai. Ốm nghén là hiện tượng buồn nôn khi ngửi thấy mùi lạ, nhất là mùi thức ăn. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi về hormone trong cơ thể khi mang thai. Có người ốm nghén nhanh hết, có người kéo dài vài tháng, dẫn đến cơ thể suy nhược, gầy hẳn và mệt mỏi.
Biểu hiện của ốm nghén ngoài buồn nôn ra còn có chóng mặt, hoa mắt, sụt cân, cuồng ăn hoặc chán ăn. Nhiều chị em còn cảm thấy bị ám ảnh hoặc phát sợ việc bị ốm nghén. Do đó các mẹ bầu cần phải cẩn thận và tìm hiểu kỹ về chế độ >dinh dưỡng hợp lý để cơ thể luôn khỏe khi mang thai.
Trước và trong giai đoạn mang thai, nhiều chị em lên mạng và tìm hiểu ốm nghén nên ăn gì với hàng loạt từ khóa trên google, nào là phụ nữ ốm nghén nên ăn gì, mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì, >thực đơn cho bà bầu ốm nghén gồm những gì,...
Ốm nghén khiến cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt, đặc biệt là ăn gì nôn ấy hoặc cuồng ăn. Dưới đây là những loại thực phẩm dành cho bà bầu ốm nghén.
Nhiều chị em ốm nghén không thể nhai hay nuốt thức ăn vì cứ vào dạ dày lại nôn ra ngay. Do đó nước trái cây là sự lựa chọn tối ưu nhất. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ vitamin từ nước trái cây hơn. Những loại trái cây bạn nên ưu tiên là chuối, cam, bưởi, nho bởi chúng chứa hàm lượng vitamin C cao vô cùng tốt cho mẹ và bé.
Các mẹ ốm nghén thường không ăn được nhiều trong một bữa chính và thường bị đói. Bánh quy mặn luôn sẵn sàng phục vụ các mẹ. Với hương vị đậm đà, bánh quy mặn giúp kích thích vị giác của các mẹ bầu, đặc biệt có nhiều mẹ sợ bị béo và không thích đồ ngọt thì bánh quy mặn thực sự là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Trong ngũ cốc chứa hàm lượng protein dồi dào bổ sung năng lượng cho mẹ mỗi khi cơn đói xuất hiện. Đồng thời ngũ cốc cũng là một thành phần chính trong bữa ăn hàng ngày do đó khá an toàn cho >sức khỏe mẹ bầu.
Các mẹ nên tham khảo những món ăn dưới đây và bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình khi ốm nghén nhé!
Canh sấu với vị chua giúp kích thích vị giác và giảm triệu chứng chán ăn ở mẹ bầu. Nguyên liệu vô cùng đơn giản với sấu, sườn lợn, bí xanh. Sườn lợn rửa sạch cho vào nồi ninh nhừ, sau đó cho sấu đã cạo vỏ vào nấu cùng khoảng 15 phút cho vị chua tan ra. Bí xanh gọt vỏ, thái khúc vừa ăn hoặc lát mỏng thả vào, cho sôi đến khi bí chín vừa rồi tắt bếp.
Trong các món canh chua, canh chua cá chứa nhiều chất đạm có lợi cho sức khỏe bà bầu. Nguyên liệu gồm có cá trắm, cà chua, dứa. Cá trắm làm sạch vảy, ướp gia vị khoảng 15 phút. Cho dầu vào nồi đun sôi, thả cà chua vào xào qua cùng với cá, đổ nước vào cho sôi, chờ cà chua chín nát thì cho dứa thái lát vào đun. Thả một chút hành lá để món canh thơm phưng phức bạn nhé.
Các mẹ bầu không thể tránh khỏi bị cơn đói làm phiền. Do đó bạn có thể lựa chọn các loại me, sấu ô mai hay bánh quy canxi để bổ sung dưỡng chất nhé.
>>> Xem thêm:
- Những kiến thức mẹ bầu nên biết về ốm nghén khi mang thai
- Dự đoán giới tính thai nhi qua cơn ốm nghén có thật hay không?
Hoa quả là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều vitamin nhất cho bà bầu. Hơn thế nữa, hoa quả còn chứa thành phần đường tự nhiên an toàn cho cả em bé trong bụng. Bên cạnh đó, nước sấu hay nước me cũng được nhiều mẹ lựa chọn do vị chua ngọt dễ uống của nó. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như nho, cam, thanh long có tính mát, vị chua rất dễ ăn.
Có nhiều loại thực phẩm mà mẹ bầu ốm nghén không ăn được, tùy theo mỗi người. Thường kể đến những loại sau:
Hi vọng những kiến thức chia sẻ trên đây có thể giúp cho các mẹ bầu giải đáp được câu hỏi “Ốm nghén nên ăn gì?” đồng thời có những chế độ ăn uống hợp lý và khoa học trong quá trình mang thai, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.