Yêu con là để con lớn lên trưởng thành chứ không phải chiều chuộng con hư. Trước khi trẻ 6 tuổi, cha mẹ hãy “ép” con thành thạo 3 kỹ năng này, trẻ sẽ ngày càng giỏi giang, tự lập.
Ngày nay nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng làm tất cả mọi thứ thay con, mua những thứ con muốn. Tuy nhiên, quá chiều chuộng con sẽ chỉ gây nguy hiểm cho sự phát triển của con, thậm chí ảnh hưởng tương lai sau này.
Những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều sẽ tự cho mình là trung tâm, khi gặp thất bại bên ngoài, chúng sẽ chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Đồng thời, dưới sự bao bọc lâu dài của cha mẹ, trẻ thường không có khả năng tự chăm sóc bản thân, mọi việc đều do cha mẹ làm, còn mình chỉ làm bừa mà thôi.
Nếu cha mẹ biết nhìn xa trông rộng sẽ không nuông chiều mà “ép” con thành thạo 3 kỹ năng này.
Khả năng tự chăm sóc bản thân
Có một số việc nhẹ nhàng mà bé có thể tự thực hiện như tự ăn, dọn dẹp sau khi ăn nhẹ, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong, tự vệ sinh cá nhân... Cha mẹ không nên vì sợ bé làm mất thời gian hay không gọn gàng mà không rèn luyện những kỹ năng này.
Đặc biệt, trẻ nên học cách tự ăn ngay từ nhỏ. Điều này sẽ thúc đẩy tính tự lập và bản năng sinh tồn của trẻ. Sau khi được 1 tuổi, bé có thể ngồi vững và biết cầm nắm, ba mẹ nên tạo cơ hội để trẻ tự xúc thức ăn, cầm thức ăn để ăn, phân biệt được cái gì có thể ăn, không ăn được cái gì.
Hoạt động thể chất là một phần không thể thiếu của thói quen tự chăm sóc bản thân. Để tránh việc các bé ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử, hãy cho trẻ tham gia một môn thể thao đồng đội như bóng rổ, bóng đá… hoặc đơn giản là cùng đi dạo trong khu phố với gia đình.
Ảnh minh họa.
Khả năng tập trung
Trẻ em giàu trí tưởng tượng, tò mò và dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ. Trẻ luôn tỏ ra hào hứng với việc mình làm, nhưng cha mẹ phải để trẻ tập trung vào một việc, chẳng hạn như chú ý khi học, không bị phân tâm.
4 - 10 tuổi là giai đoạn quan trọng để trau dồi khả năng tập trung của trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể chủ ý cho con tham gia một số bài tập hoặc các trò chơi nhỏ để rèn luyện khả năng tập trung cho con.
Ảnh minh họa.
Khả năng tư duy
Trong mắt mọi người, một người chỉ biết đọc mà không biết suy nghĩ được gọi là “mọt sách”, nếu anh ta học cách tư duy trong quá trình đọc thì anh ta mới thực sự là người thông minh. Khi đã có khả năng tư duy, trẻ sẽ có chính kiến và suy nghĩ của riêng mình, dù là trong học tập hay trong công việc và cuộc sống sau này.
Ảnh minh họa
Cha mẹ có thể rèn luyện thói quen tư duy của trẻ thông qua những việc nhỏ như nghiêm túc với trẻ khi đặt câu hỏi, không công kích trẻ. Hướng dẫn trẻ phân tích nguyên nhân khi trẻ đặt câu hỏi sai; hướng dẫn trẻ lập kế hoạch học tập, kế hoạch cuộc sống; tôn trọng quyền lựa chọn của trẻ em, đừng làm "cha mẹ độc tài",…