Người lớn luôn có cách nhìn nhận sự việc khác với trẻ con, cho nên phương pháp hạn chế các xung đột do bất đồng tư tưởng giữa cha mẹ và con cái là cùng ngồi xuống trò chuyện như một cuộc chia sẽ tình cảm.
Theo Camilla Miller một chuyên gia >nuôi dạy con cái người Mỹ, cách để cha mẹ và con cái cùng kiềm chế xung đột gây nên các mâu thuẫn trong gia đình là tìm được tiếng nói chung giữa hai bên. Tuy nhiên không phải lúc nào những cuộc trò chuyện đều mang lại kết quả tốt đẹp, bởi vì đôi khi trẻ con lại không thể mở hết lòng mình trao đổi những tâm sự với cha mẹ mình.
Có 3 cách trò chuyện trẻ con chịu mở lòng mình.
Lắng nghe một cách chân thành các ý kiến của con
Nhiều bậc phụ huynh đặc biệt là ở các gia đình Châu Á thường quan niệm con cái dù ở bất cứ giai đoạn nào đặc biệt là khi dưới 18 tuổi thì phải nên nghe theo ý kiến cha mẹ. Cho nên cách để trẻ con lắng nghe và chia sẻ tâm sự trong lòng mình với phụ huynh là khi được lắng nghe ý kiến tâm sự của mình một cách chân thành.
Khi cha mẹ lắng nghe con gái chính là một sự tôn trọng và công nhận con từ đó đứa trẻ sẽ có sự tự tin khi trình bày ý kiến của mình. Bên cạnh đó, thái độ cởi mở, chân thành và tôn trọng còn là tiền đề tạo dựng lòng tin và gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con gái.
Thường xuyên đưa ra những lời khuyên hữu ích và tôn trọng quyết định của con
Cha mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con, từ việc nuôi dạy cho đến làm bạn đồng hành khi con gặp những chuyện khó khăn, đau khổ và buồn chán trong cuộc sống. Khi đó những đứa con đều cần một lời khuyên hữu ích, gợi mở những hướng đi vượt qua những giai đoạn trầm lắng trong cuộc đời.
Vì người quyết định cuối cùng không phải là cha mẹ cho nên các bậc phụ huynh hãy đưa ra những lời khuyên hữu ích với cương vị là lời tham khảo và hãy tôn trọng quyết định sau cùng của con.
Tâm sự chuyện của mình với con
Người lớn có rất nhiều áp lực đè nặng lên vai từ công việc, tiền bạc chi tiêu trong gia đình, các mối quan hệ xã hội... khiến quỹ thời gian dành cho con ngày càng eo hẹp. Người lớn cho rằng họp hành, mở rộng quan hệ là thứ bắt buộc nhưng lại nghĩ chơi và trò chuyện với con là điều có thể du di. Không ở bên con ngày hôm nay thì có thể đi vào ngày mai, cha mẹ không chơi với con thì còn có ông bà
Với việc thời gian dành cho con ngày càng ít sẽ khiến cho cha mẹ sẽ dần tách mình ra khỏi cuộc sống của bé, dẫn đến việc con trẻ khó mở lời khi nói chuyện với chính cha mẹ mình. Việc tâm sự với con chuyện của mình cũng là cách để con hiểu hơn về cha mẹ, giảm đi khoảng cách trong cách suy nghĩ. ừ đó mà trẻ con cũng có thói quen chia sẻ lại chuyện trong lòng mình với với cha mẹ.