Nếu thực sự có một cách đơn giản làm cho con bạn trở nên thông minh hơn khi đó bạn có muốn biết. Để đứa trẻ trở nên thông minh hơn không phải chỉ có một cách. Chủ đề của bài viết này là những gì bạn với tư cách là bậc cha mẹ có thể thực hiện ngay bây giờ để giúp trẻ thông minh hơn.
Nếu thực sự có một cách đơn giản làm cho con bạn trở nên> thông minh hơn khi đó bạn có muốn biết. Để đứa trẻ trở nên thông minh hơn không phải chỉ có một cách. Chủ đề của bài viết này là những gì bạn với tư cách là bậc cha mẹ có thể thực hiện ngay bây giờ để giúp trẻ thông minh hơn.
Nếu chỉ qua rèn luyện thì trẻ sẽ không thông minh lên được! Để trẻ thông minh hơn các bậc cha mẹ sẽ nghĩ đến cách cho con đi tập huấn hoặc giáo dục trẻ từ sớm.
Tất nhiên có khả năng tự học tập là rất quan trọng. Tuy nhiên một đứa trẻ thông minh thực sự là một đứa trẻ có thể tự suy nghĩ và có thể tự mình thử thách bản thân mà không cần cha mẹ hay giáo viên ở bên.
Khi công nghệ AI liên tục phát triển, một con người thông minh thực sự sẽ đóng một vai trò tích cực trong kỷ nguyên hiện đại hóa sắp tới. Nếu chỉ có thể học những thứ có thể hoặc thành tích học tập cao thì e là con người sẽ khó tồn tại.
Để >nuôi dạy con trở nên thông minh các bậc cha mẹ có thể làm điều gì. Đó chính là thể hiện tình yêu thương qua lời nói. Đứa trẻ được cha mẹ yêu thương sẽ tạo cho trẻ cảm giác ổn định và trở thành nguồn cung cấp động lực để làm hết sức mình.
Bậc cha mẹ nào cũng rất yêu thương con mình nhưng nếu bạn muốn con của mình lớn lên trở thành một đứa trẻ thông minh hãy thường nói với trẻ rằng "Mẹ yêu con". Nếu con bạn trong trạng thái tràn đầy năng lượng, bạn sẽ dễ dàng cho trẻ thử thách những việc khó hơn.
Dù bạn là người ưu tú đến đâu nhưng nếu không có một tâm thế vững vàng thì bạn cũng không thể nào đạt được kết quả tốt. Đầu tiên trẻ cảm thấy chúng được cha mẹ yêu thương, điều này giúp chúng ổn định tâm lý và sau đó chúng sẽ làm việc trong trạng thái “Mình phải cố gắng hết sức mình!”.
Bằng cách thể hiện tình cảm qua lời nói như “Mẹ yêu con”, “Ba yêu con” cũng có hiệu quả khi con bạn trong trạng thái tức giận, khóc lóc, làm ồn, bạo lực. Ngược lại, sẽ mất công có lẽ khi ấy trẻ cảm thấy bản thân đang thiếu thốn tình yêu thương gia đình (ngay cả khi cha mẹ nói với trẻ rất nhiều lần).
Cha mẹ càng biết cách tiếp nhận, lắng nghe lời nói của trẻ thì chúng càng trở nên thông minh hơn. Bởi vì để bản thân bày tỏ trẻ sẽ sử dụng nhiều chức năng khác nhau của não bộ.
Hành động trò chuyện đòi hỏi khả năng quan sát nhiều thứ khác nhau cùng một lúc chẳng hạn như lần theo trí nhớ, suy nghĩ về những gì sẽ nói, thay đổi nội dung sẽ nói khi xem phản ứng của đối phương và phối hợp cùng với các cử chỉ. Điều này khá khó khăn đối với trẻ nhỏ.
Những câu chuyện của trẻ em thường không có sự sắp xếp và có tính chất tự phát nhưng ở vai trò là cha mẹ chúng ta hãy kiên nhẫn và lắng nghe chúng.
"Đúng vậy?"
"Ồ, vậy à"
"Nó thật thú vị"
Con bạn sẽ dễ dàng nói chuyện hơn khi bạn phản ứng với câu chuyện của chúng.
Nếu con bạn quen với việc nói và tự tin nói khi còn nhỏ, trẻ có thể tự in nói trước đám đông mà không do dự. Khi con bạn lớn lên có thể tự tin nói trước đám đông như thuyết trình ở trường đó cũng là một sức mạnh để trẻ tự hiện thực hóa bản thân, có thể đưa ra ý kiến của riêng mình và tạo ra kết quả trong công việc cũng như trình bày những gì bạn muốn truyền đạt.
Ngoài ra, bằng cách lắng nghe trẻ nói, chúng sẽ có thể cảm thấy rằng bản thân được cha mẹ công nhận. Ví dụ, nếu sếp của bạn lắng nghe câu chuyện của bạn và nói với bạn “Ừm, đúng vậy" có phải bạn cảm thấy ý kiến của mình được sếp hiểu và thừa nhận không?
Trước tiên, hãy lắng nghe thật kỹ câu chuyện của con bạn nhé điều đó sẽ khiến trẻ thông minh hơn!
Điều cuối cùng cha mẹ có thể làm để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh là đọc sách cho chúng nghe. Khi bạn đọc sách tranh cho chúng nghe, chúng có thể hình dung ra thế giới của cuốn sách tranh trong đầu và vừa nghe vừa ghi nhớ câu chuyện, điều này sẽ nâng cao trí tưởng tượng và trí nhớ của trẻ. Không chỉ để trẻ nghe không, hãy đặt câu hỏi sau khi đọc xong sách tranh. Làm như vậy, trí nhớ của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Ví dụ,
"Ai đã đội chiếc mũ đỏ?"
"Bữa cơm đó đó anh ta ăn gì?"
Bạn có thể hỏi những câu hỏi đơn giản như vậy.
Khi đứa trẻ nghĩ có câu hỏi ở cuối truyện sẽ tập trung và nghiêm túc nghe để ghi nhớ mọi thứ. Nếu là trẻ nhỏ, bạn có thể đặt câu hỏi sau khi đọc xong từng trang. Cha mẹ cũng nên đọc với các cường độ khác nhau để trẻ dễ cảm thụ được.
Theo Hanakomama