Giáo sư tâm lý học Li Meijin cho biết: "Cha mẹ chỉ có giá trị trong 10 năm. Một khi giáo dục hết hiệu lực, nó sẽ trở thành hối tiếc cả đời của đứa trẻ".
Một câu chuyện thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng: “Một bé gái đang tè ra quần trong sân chơi, người mẹ không thay quần cho con mà chỉ chửi mắng rất lâu cho đến khi những người xung quanh lên tiếng. Tuy nhiên, đáng buồn là người mẹ không thấy có gì sai trái mà lại đổ lỗi cho người khác: "Tôi đang giáo dục con tôi, liên quan gì đến cô".
Những người chứng kiến vừa tủi thân cho hoàn cảnh của con gái nhỏ, vừa buồn cho sự thiếu hiểu biết trong giáo dục của người mẹ. Là cha mẹ, bạn nên là chỗ dựa vững chắc nhất của con mình, đừng để khi con bạn gặp vấn đề, phản ứng đầu tiên là đổ lỗi.
Không biết trong tương lai mẹ của cô gái nhỏ sẽ nghĩ gì về cảnh tượng này. Nhưng điều chắc chắn là sự ngượng ngùng và những lời mắng mỏ sẽ còn đọng lại rất lâu trong trí nhớ của cô bé.
Cha mẹ chỉ có giá trị trong 10 năm
Giáo sư tâm lý học Li Meijin cho biết: "Cha mẹ chỉ có giá trị trong 10 năm. Một khi giáo dục hết hiệu lực, nó sẽ trở thành hối tiếc cả đời của đứa trẻ".
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng mình có nhiều thời gian đồng hành cùng con khi còn nhỏ mà không biết rằng khi lớn lên, con cái sẽ dần xa cách cha mẹ sau khi đã có cuộc sống riêng. Bởi khi đó, nhiều cơ hội giáo dục đã bị bỏ lỡ.
Ảnh minh họa.
Cũng giống như bé gái trên, việc trẻ tè ra quần là chuyện bình thường và đó là đặc điểm của lứa tuổi trẻ chưa kiểm soát được ruột và bàng quang. Tuy nhiên, sau sự việc này, người mẹ đã không an ủi, hướng dẫn con mà còn mắng nhiếc nhiều lời.
Cách làm này, một mặt làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, sau này trẻ sẽ rụt rè hơn vì điều này, mặt khác cũng ảnh hưởng đến việc trẻ đi tiểu bình thường vì sợ hãi. Đây là sự thiếu sót của cha mẹ trong quá trình trưởng thành của con cái, một khi bỏ lỡ cơ hội giáo dục đúng đắn sẽ trở thành bất hạnh cho đứa trẻ, điều này sẽ đi cùng đứa trẻ suốt đời.
3 giai đoạn của giáo dục
Cha mẹ chỉ có giá trị trong 10 năm, làm thế nào để >nuôi dạy con thành người con ưu tú trong suốt 10 năm này là một bài toán lớn của nhiều bậc cha mẹ. Suy cho cùng, ai cũng một lòng “mong con thành rồng, thành phượng” nên các bậc cha mẹ được khuyên cần nắm bắt ba khoảng thời gian đắc địa.
Các chuyên gia về nuôi dạy con cái cho rằng: “Giáo dục sớm quyết định cuộc đời của một đứa trẻ”. Cũng giống như các khối nhà, đáy càng vững chắc thì khối xây càng cao, chính vì vậy, cha mẹ nên tạo cho con cảm giác an toàn trong giai đoạn này.
Ảnh minh họa.
Giai đoạn thứ hai: 3 - 6 tuổi dạy trẻ bằng lời nói và việc làm
Ông Tao Xingzhi, một nhà giáo dục nổi tiếng, từng nói: "Trước 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển nhân cách. Hầu hết những thói quen và thái độ quan trọng cần có trong cuộc sống đều được vun đắp thành công trước 6 tuổi. Nếu bạn biết tu dưỡng tốt trong giai đoạn này, chỉ cần bạn tiếp tục nuôi dưỡng chúng trong tương lai, tự nhiên, đứa trẻ sẽ là một thành viên tốt của xã hội”.
Giai đoạn 3 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách và thói quen của trẻ, những lời nói và việc làm của cha mẹ ở giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nếu cha mẹ có thói quen tốt, con cái cũng sẽ có thói quen tốt , nếu cha mẹ lười biếng, chửi thề thì con cái sẽ trở thành bản sao.
Ảnh minh họa.
Giai đoạn 3: 6 - 10 tuổi dành cho trẻ sự tôn trọng hơn
Nhiều em sau khi bước vào cấp 1 bắt đầu “chán học”. Đồng thời, việc phụ huynh kèm cặp con cái chửi bới, đánh con là điều thường thấy. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này sẽ không khiến trẻ ngoan hơn mà sẽ trở nên ì ạch hơn vì cách giáo dục này.
Trên thực tế, ở giai đoạn phát triển này, trẻ chậm lớn, nhận thức cũng thay đổi, chúng có nhiều ý tưởng hơn. Vì vậy, cha mẹ hãy dành cho con sự tôn trọng nhiều hơn và để con mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
Gia đình là dưỡng chất để con cái lớn lên
Đứa trẻ như cây non vừa nảy mầm, cha mẹ là người làm vườn cần mẫn chăm sóc, không chỉ tưới nước, mà còn dùng cách giáo dục đúng đắn như bón phân cho trẻ, để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Đúng là hầu hết những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi sự giáo dục tốt của gia đình đều xuất sắc cả về nhân cách và học thức. Chìa khóa của chất lượng giáo dục gia đình nằm ở cha mẹ.
Bản chất của giáo dục là một cây rung cây khác, một đám mây đẩy đám mây khác, và một linh hồn đánh thức một linh hồn khác.