Cha mẹ thông minh thường khuyến khích con làm nhiều các thói quen này vì điều này chứng tỏ não bộ của trẻ đang phát triển tốt.
Con mình sau này lớn lên sẽ thông minh, học giỏi, tương lai tươi sáng có lẽ là ước mơ chung của tất cả các cha mẹ trên thế giới này. Chính vì thế, ngay từ khi con còn ở trong bụng mẹ, nhiều ông bố bà mẹ đã đầu tư không ít các món ăn bổ dưỡng và thuốc bổ để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển tốt cả thể chất lẫn trí não. Rồi còn chăm chỉ thai giáo như đọc sách, nói chuyện hay cho em bé nghe nhạc, giữ cho người mẹ tinh thần thoải mái nhất khi mang thai.
Song, trong giai đoạn từ khi chào đời đến dưới 3 tuổi, trẻ sẽ có một số tật xấu mà hầu như cha mẹ nào cũng tìm cách ngăn cản không cho con làm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây lại là những dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang phát triển tốt về não bộ. Cụ thể là:
Khi được khoảng 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có hứng thú với những ngón tay ú nu mập mạp của mình. Vì thế, các bé rất thích được đưa tay vào trong miệng để mút và gặm nhấm. Khi lớn hơn chút nữa, trẻ bắt đầu chuyển hướng qua ngậm các ngón chân, và cuối cùng là cho cả thế giới vào miệng.
Điều này khiến nhiều ông bố bà mẹ phải đau đầu khi cả ngày cứ phải ngồi canh không cho con ngậm đồ vật. Tuy nhiên, theo chuyên gia cố vấn y khoa Carissa Stephens – thành viên của Hiệp hội Y tá Hoa Kỳ thì đây là một hành động cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển tốt. Việc các bé cho tay chân hay đồ chơi vào miệng chính là để cảm nhận độ cứng mềm, đồ dài của đồ vật, và là cách để các bé khám phá thế giới.
Do đó, cha mẹ thông minh sẽ thường xuyên rửa sạch các ngón tay, ngón chân của trẻ, để con được tự do gặm nhấm. Đồng thời, mua các loại đồ chơi to để tránh trường hợp con bị hóc nghẹn. Ngoài ra, họ còn thường xuyên đưa con ra ngoài chơi để trẻ có thể khám phá mọi thứ bằng mắt nữa chứ không nhất thiết chỉ bằng gặm nhấm.
Khi được khoảng 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có hứng thú với những ngón tay ú nu mập mạp của mình. Vì thế, các bé rất thích được đưa tay vào trong miệng để mút và gặm nhấm. Khi lớn hơn chút nữa, trẻ bắt đầu chuyển hướng qua ngậm các ngón chân, và cuối cùng là cho cả thế giới vào miệng.
Điều này khiến nhiều ông bố bà mẹ phải đau đầu khi cả ngày cứ phải ngồi canh không cho con ngậm đồ vật. Tuy nhiên, theo chuyên gia cố vấn y khoa Carissa Stephens – thành viên của Hiệp hội Y tá Hoa Kỳ thì đây là một hành động cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển tốt. Việc các bé cho tay chân hay đồ chơi vào miệng chính là để cảm nhận độ cứng mềm, đồ dài của đồ vật, và là cách để các bé khám phá thế giới.
Do đó, cha mẹ thông minh sẽ thường xuyên rửa sạch các ngón tay, ngón chân của trẻ, để con được tự do gặm nhấm. Đồng thời, mua các loại đồ chơi to để tránh trường hợp con bị hóc nghẹn. Ngoài ra, họ còn thường xuyên đưa con ra ngoài chơi để trẻ có thể khám phá mọi thứ bằng mắt nữa chứ không nhất thiết chỉ bằng gặm nhấm.
Hình ảnh một đứa trẻ vài tháng tuổi thường xuyên cầm đồ ném xuống đất sau đó nghe tiếng rơi của vật liền cười thích thú không còn quá xa lạ với các bậc phụ huynh. Thật ra, đây không phải là hành động "phá hoại" như cha mẹ thường nghĩ đâu, mà đó là phương pháp để trẻ hiểu được luật nhân quả. Rằng nếu ném đồ vật xuống đất, nó sẽ phát ra âm thanh và chuyển động như lăn ra xa hay xoay tròn…
Vì thế, thay vì ngăn cấm con, các cha mẹ thông minh sẽ cho con một số món đồ chơi chắc chắn khó bị vỡ để con học về luật nhân quả. Bên cạnh đó, họ còn để trẻ tự bò hay đi ra nhặt đồ vật mà mình đã ném để học được tính ngăn nắp và tự lập.
Ngay từ khi con còn chưa chào đời, cha mẹ đã sắm cho con ít nhất là một đôi giày và vài đôi vớ, vừa để con ấm chân, vừa là để con trông dễ thương. Thế nhưng, có không ít lần các ông bố bà mẹ "tá hỏa" khi con mình giày dép không đi mà lại chạy chân đất ra sân hay vườn chơi.
Tuy đây là hành động mà nhiều cha mẹ phản đối, nhưng các chuyên gia lại giải thích rằng đi chân trần sẽ giúp các bé có khả năng thăng bằng ổn định, có lợi hơn cho việc hình thành vòm của lòng bàn chân. Thêm vào đó, đi chân đất còn giúp kích thích sự lưu thông máu ở bàn chân trẻ, giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Thế nên, ngoài trừ những lúc con ra vườn chơi thì sẽ mang giày dép, còn lại trong nhà hoặc ngoài sân, cha mẹ thông minh sẽ để con được đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn. Chỉ cần nhặt hết các vật sắc nhọn có ở trên sàn thì bạn đã tạo cho con một nơi đi lại an toàn.
Không muốn chia sẻ đồ dùng của mình với người khác là việc hết sức thường tình ở những đứa trẻ dưới 3 tuổi, bởi khi ấy trẻ vẫn chưa hiểu được ý nghĩa việc chia sẻ. Trong suy nghĩ của bé, nếu mình đưa đồ chơi cho người khác thì mình sẽ bị mất món đồ ấy, từ đó con sẽ giữ khư khư các món đồ của mình.
Do đó, thay vì giảng giải cho con hiểu chia sẻ là gì hay la mắng ép buộc con phải chia sẻ, cha mẹ thông minh sẽ hướng dẫn con và bạn cùng trao đổi. Ví dụ, khi đến nhà người khác hay đi chơi, trẻ sẽ cầm theo một món đồ. Nếu trẻ muốn mượn đồ chơi của bạn hay bạn muốn mượn đồ chơi của con thì sẽ phải dùng một món đồ của mình trao đổi qua lại. Dần dần, bé sẽ hiểu được rằng mọi thứ sẽ quay trở lại sau với mình sau một thời gian ngắn.
Khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3 là chuyện mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua và cha mẹ cũng sẽ "bị" trải nghiệm. Đó là quãng thời gian là trẻ luôn nói "Không" hoặc làm mọi cách để chống đối lại cha mẹ. Và nếu không được làm theo ý mình, con không ngại nằm vật ra ăn vạ, bất chấp mình đang ở nhà hay nơi công cộng đông người.
Đứng trước một đứa trẻ đang trong tình trạng khủng hoảng, chỉ muốn thể hiện cái tôi của mình, cha mẹ thông minh sẽ đề xuất sự lựa chọn và để con tự quyết định nên chọn cái nào. Chẳng hạn như khi đưa con đi chơi, bạn sẽ đưa ra 2 món để con lựa chọn. Hay như trước khi ra khỏi nhà, bạn cũng có thể để trẻ tự quyết xem mình nên mặc váy màu đỏ hay váy màu xanh. Điều quan trọng là trong lúc con đang lựa chọn, cha mẹ thông minh sẽ im lặng chờ đợi và hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của con.
Nói tóm lại, có thể trong mắt nhiều người, 5 "tật xấu" này là 5 việc mà bạn cần phải chấn chỉnh con càng sớm càng tốt. Song, theo các nhà khoa học đây lại là những hành động thể hiện bộ não của trẻ đang phát triển nhanh chóng. Do đó, thay vì cấm đoán,cha mẹ nên chiều chuộng để giúp con phát triển trí não và ngày càng thông minh hơn.