Hiện nay, bệnh viêm khớp háng ở trẻ em khá phổ biến. Tuy bệnh này không đến mức nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả về sau.
Nhiều người cho rằng các bệnh lý xương khớp thường chỉ xuất hiện ở người đã có tuổi. Tuy nhiên, trẻ em cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh viêm khớp háng. Bệnh này nếu được chẩn đoán và chữa trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn được mối nguy hại lớn tới >sức khỏe xương khớp của trẻ sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được những thông tin cần thiết về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh >viêm khớp háng ở trẻ em.
Viêm khớp háng ở trẻ em được biết đến như là một trong những bệnh lý xương khớp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Trẻ em trong độ tuổi từ 7-14 có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
Thông thường, các trường hợp bị viêm, đau khớp háng ở trẻ em thường bị chẩn đoán nhầm là lao khớp háng khi đi khám tại bệnh viện tuyến cơ sở. Vì vậy, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở vào giai đoạn muộn và gây ra di chứng đối với chỏm xương đùi. Viêm khớp háng ở trẻ em có thể bị một hoặc hai bên với những triệu chứng âm thầm, cũng có trường hợp biểu hiện bệnh rõ rệt.
Bệnh viêm, đau khớp háng ở trẻ em bao gồm các tổn thương ở khớp hoặc xương. Dù đây là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nó cũng có thể để lại các hậu quả cơ học nghiêm trọng khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành và dễ gây thoái hóa khớp về sau này.
Đối với bệnh viêm khớp háng, trẻ sẽ không bị nóng khớp, sờ không thấy hạch ở bẹn, không ho khạc... mà sẽ chỉ thấy trẻ khó ngồi xổm, đi lại khó khăn và khó xoay khớp háng.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng ở trẻ. Tuy nhiên, dựa vào những biểu hiện thì bệnh viêm khớp háng có thể là do:
Các bậc cha mẹ nên để ý quan sát con mình, nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để được khám và chẩn đoán kịp thời bệnh viêm khớp háng:
>Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi sẽ rất nhanh và không để lại hậu quả nghiêm trọng sau này.
Trong quá trình vật lý trị liệu, trẻ sẽ không được hoạt động trên chân bị bệnh và hạn chế đi lại cho đến khi có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn những tổn thương vùng khớp háng. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn một số loại kháng sinh đặc trị và sử dụng nẹp để chỉnh hình khớp.
>>> Xem thêm:
- Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- Viêm khớp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?
Nếu bệnh được phát hiện sớm thì bệnh nhi có khả năng sẽ phục hồi hoàn toàn chỏm xương đùi và hệ thống xương có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chỏm xương đùi đã bị tiêu thì một nửa các trường hợp mắc bệnh sẽ có xu hướng bị thoái hóa khớp. Trong trường hợp bệnh quá nặng và bệnh nhi không thể đáp ứng được với phương pháp chữa trị ngoại khoa thì bác sĩ sẽ phải chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ >dinh dưỡng khoa học, thường xuyên bổ sung nhiều canxi, vitamin D và omega 3 để tốt cho sự phát triển của xương khớp. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nên bổ sung những thức ăn giàu vitamin từ rau xanh và trái cây.
Thói quen vận động và tập thể dục thể thao thường xuyên cũng vô cùng tốt cho trẻ, nhằm tăng cường hệ miễn dịch và độ dẻo dai cho xương khớp. Hướng dẫn trẻ cách hoạt động và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, không hoạt động quá sức, không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, không nên để trẻ lên xuống cầu thang liên tục vì có thể gây ảnh hưởng đến phát triển xương khớp.
Hy vọng rằng với các thông tin cung cấp trên đây, các bậc phụ huynh sẽ có được những hiểu biết nhất định về căn bệnh viêm khớp háng ở trẻ em. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy dạy trẻ cách phòng chống bệnh ngay từ sớm để tránh nguy cơ mắc viêm khớp háng.