Thuốc Tây không phải là ưu tiên số một trong việc trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là các cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả.
Vào thời điểm giao mùa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị sổ mũi, ngạt mũi, khò khè, khiến các bé khó chịu, quấy khóc thường xuyên. Do đó, để điều trị các chứng ngạt mũi, sổ mũi, các mẹ có thể áp dụng những cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả bằng mẹo dân gian dưới đây.
Trước khi muốn chữa khỏi ngạt mũi cho trẻ thì các mẹ cần biết được nguyên nhân gốc rễ gây ngạt mũi, sổ mũi, khò khè là gì. Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng dễ bị ngạt mũi vào mùa lạnh. Nếu không kèm theo dấu hiệu nóng sốt, đau họng, hắt hơi thường xuyên, bạn có thể yên tâm rằng đây chỉ là phản ứng bình thường khi thời tiết thay đổi.
Những dấu hiệu điển hình của dị ứng là ngạt mũi, sổ mũi, ngứa, hắt hơi, kèm theo tình trạng đỏ mắt.
Loại bệnh này sẽ xảy ra khi trẻ sơ sinh bị virus, vi khuẩn tấn công. Lúc này, mẹ sẽ thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, lạnh run, chóng mặt, khó thở, đau ê các cơ,…
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý nêu trên, việc con yêu chơi rồi vô tình làm vướng các vật nhỏ trong mũi, gây ra tình trạng ngạt mũi. Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm mà các mẹ nên lưu ý bởi nó có thể khiến bé khó thở, chảy nước, máu ở mũi, đau rát niêm mạc cho bé yêu.
Bằng cách làm loãng dịch mũi giúp chất dịch chảy ra ngoài, hơi nước ấm sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi giảm đáng kể mà lại rất an toàn. Phương pháp xông hơi đơn giản nhất là mẹ cho bé vào nhà tắm. Đóng kín cửa rồi xả vòi nước ấm để bé hít hà hơi nước là được.
Ngoài ra, mẹ có thể giữ bé ngồi bên cạnh chậu nước nóng, thêm vài giọt dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm cho bé xông hơi khoảng 15 phút. Điều này sẽ tăng công dụng trị nghẹt mũi, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời làm sạch đường thở cho bé.
Việc thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ cho trẻ sơ sinh khi bị ngạt mũi. Mẹ có thể xoa, day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền để giúp khí huyết của bé lưu thông, cải thiện tình trạng ngạt mũi. Ngoài ra, bạn có thể thoa một chút tinh dầu tràm vào ngực và lưng cho bé, giúp phát huy công dụng trị ngạt mũi nhanh chóng, an toàn.
Một số thành phần có lợi trong tỏi sẽ giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh việc phòng ngừa trường hợp viêm mũi, ức chế sự hình thành và phát triển của các tác nhân gây hại.
Kỹ thuật chữa bệnh ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi như tỏi:
Nước muối sinh lý không chỉ giúp dịch nhầy trong mũi loãng ra mà còn có công dụng như một loại thuốc sát trùng, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm ở niêm mạc mũi cho bé. Mỗi ngày, bạn có thể nhỏ 5-6 lần nước muối sinh lý giúp lỗ mũi của bé được thông thoáng, dễ thở hơn. Cách thực hiện như sau:
Trên đây là những cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện mà lại rất hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, các mẹ có thể có thêm những kiến thức chăm sóc bé yêu tốt nhất!