Cách gọi sữa về sau khi mất sữa hiệu quả là những chia sẻ mà chúng tôi muốn nhắn nhủ đến các mẹ bỉm đang gặp vấn đề bế tắc…
Mất sữa là trường hợp phổ biến ở phụ nữ, điều này xảy ra càng nhiều với các mẹ sinh con lần đầu. Do đó, những thông tin về cách gọi sữa về sau khi mất sữa dưới đây hy vọng rằng sẽ hữu ích cho những ai đang cần.
Với tâm lý mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ để dành cho con những điều tốt nhất, các mẹ luôn tìm mọi cách để con không phải hoặc hạn chế bú sữa công thức. Bỗng dưng mất sữa đột ngột, có thể là một bên hoặc cả hai bên. Điều này không chỉ làm con đói mà mẹ cũng stress, ảnh hưởng xấu đến tinh thần.
Mất sữa 2 tháng có lấy lại được không? Đây là câu hỏi được hỏi nhiều nhất vì đa phần các mẹ đều gặp phải. Càng lo lắng, hoang mang thì lượng sữa sẽ càng khó trở về hơn, mất sữa có thể lấy lại được và vào lần sau sinh bé thì mẹ vẫn không bị ảnh hưởng về việc mất sữa. Sữa có thể kích về bằng một số biện pháp đơn giản và hợp lý, các mẹ yên tâm nhé!
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ mất sữa tạm thời trở thành mất sữa vĩnh viễn do mẹ không kịp thời nhận ra mình đang có dấu hiệu mất sữa mà nhầm lẫn với tắc sữa dẫn đến xử lý sai hướng. Hoặc mẹ chữa trị quá trễ khiến quá trình cứu sữa trở về trở nên khó khăn hơn.
Chưa kể đến các mẹ không chú trọng đến các thực phẩm mình đang dùng như ăn lá lốt, rau bạc hà, măng chua, tỏi ớt, cà phê và các thức uống có cồn như bia, rượu làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số mẹ còn nhầm tưởng giữa ít sữa và mất sữa. Đây là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau nhé! Khi mẹ thấy sữa vẫn về nhưng ít và không đủ cho bé bú thì đó là ít sữa, trường hợp này tùy vào cơ địa của từng người. Khi sữa mẹ không có và bé không thể bú được dòng sữa mẹ tức hiện tượng mất sữa đã xảy ra. Tình trạng ít sữa kéo dài cũng là một khởi đầu của tình trạng mất sữa đột ngột, mẹ cần lưu ý.
Có nhiều >nguyên nhân mất sữa đột ngột như thiếu hụt hormone prolactin và oxytocin, 2 hormone này đóng vai trò quan trọng để tiết ra sữa mẹ. Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác gây ra tình trạng mất sữa như stress, thiếu máu, rối loạn nội tiết, thiếu >dinh dưỡng, mất ngủ…Muốn đi đúng cách gọi sữa về sau khi mất sữa thì chúng ta cần hiểu rõ nguyên do của nó trước.
Thiếu hụt hormone prolactin
Quá trình hình thành hormone prolactin như thế nào? Khi em bé sinh ra, estrogen và progesterone trong phụ nữ giảm xuống, hormone prolactin sẽ kích thích tuyến sữa tạo ra dòng sữa mẹ. Khi bé bú thì các dây thần kinh tại ngực sẽ báo tín hiệu cho não để giải phóng hormone prolactin. Hàm lượng này không đủ sẽ làm sữa ít dần và kéo dài gây nguy cơ mất sữa.
Lượng hormone oxytocin thấp
Cũng giống như hormone prolactin, loại hormone oxytocin này hoạt động vùng dưới đồi của não và được tuyến yên bài tiết vào máu. Nhiệm vụ của hormone oxytocin là giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực phụ nữ và đẩy sữa ra khỏi các nang vú, đi theo ống dẫn sữa để đến điểm cuối là núm vú.
Rối loạn nội tiết
Sau khi sinh con, chị em phụ nữ đều gặp phải chứng rối loạn nội tiết tố nữ, vì khi mang thai thì hàm lượng hormone estrogen tăng đột biến từ 500-1000 lần. Đến khi sinh em bé thì hàm lượng này giảm đột ngột làm nội tiết tố bị rối loạn khiến mẹ bị mất sữa.
Bị thiếu máu
Thiếu chất sắt trong bữa ăn hằng ngày là thường xuyên xảy ra ở không chỉ >mẹ bầu mà ngay cả mẹ bỉm sau sinh, điều này gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…khiến mất sữa.
Mắc các bệnh về tuyến vú
Mắc các bệnh về tuyến vú là một nguyên nhân ngoài ý muốn viêm tuyến vú, nứt cổ gà, tắc tia sữa, áp xe vú… các bệnh về tuyến vú này không ít ảnh hưởng đến lượng sữa và cách thức để lấy sữa cho bé bú.
Stress, căng thẳng
Khi mẹ rơi vào trạng thái lo âu và căng thẳng sẽ khiến cho hoạt động của hệ thống não bộ, tuyến yên và buồng trứng bị ảnh hưởng. Từ đó khiến hàm lượng hormone prolactin và oxytocin bị thấp xuống khiến sữa không được sản sinh và giải phóng ra ngoài.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên mẹ nào cũng gặp phải sau khi sinh em bé do thức khuya chăm con dẫn đến tình trạng ít sữa và bị mất sữa khi đang cho con bú. Vì vậy cần có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng cho các cơ quan được nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho sữa về.
Thiếu chất dinh dưỡng
Sữa cần nguyên liệu để sản xuất, vì vậy khi cơ thể chị em phụ nữ bị thiếu chất dinh dưỡng thì ảnh hưởng khá nhiều đến việc sản sinh ra sữa cho bé bú. Cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sớm nhất có thể.
Ăn thực phẩm ức chế sản xuất sữa
Một nguyên nhân khác mà nhiều mẹ hay chủ quan đó là ăn phải những thực phẩm làm ức chế quá trình sản xuất sữa như là lá lốt, khổ qua, bắp cải, măng tươi, măng chua, dưa cà muối…
Sinh non, sinh mổ
Khi sinh non hoặc sinh mổ thì lượng thuốc tê, thuốc mê quá nhiều cũng ảnh hưởng đến lượng sữa sau sinh, thậm chí gây mất sữa đột ngột ở một số cơ địa.
Lạm dụng ti giả
Việc mẹ cho con sử dụng ti giả cũng là một nguyên nhân dẫn đến bé ít bú sữa mẹ hơn, không kích thích được tuyến sữa phát triển, nếu kéo dài sẽ khiến diễn biến ngày càng nặng hơn và bị mất sữa.
Không cho con bú thường xuyên
Khi bé ít bú thì bầu ngực không được kích thích khiến các hormone không hoạt động, sữa sẽ không được sản xuất và lâu ngày sẽ mất luôn phản xạ tiết sữa, từ đó sẽ gây ra tình trạng ít sữa hoặc mất sữa.
Cho con ăn sữa công thức quá sớm
Rất nhiều mẹ mắc phải sai lầm này vì cho bé thử sữa công thức, bé thấy ngon hơn, không chịu bú sữa mẹ nữa, từ đó khiến bé từ chối ti sữa trực tiếp, lượng sữa sẽ mất đi do không có hoạt động tương tác bú, mút kích thích tia sữa sản sinh.
Không massage ngực, massage không đúng cách
Nhiều mẹ massage ngực không đúng cách khiến các tia sữa bị tắc, sữa không chảy ra khỏi bầu ngực được, vô tình làm hiện tượng mất sữa xảy ra.
Để khắc phục nguyên nhân mẹ ít sữa, mất sữa này thì các chị em cần giữa tinh thần thoải mái, hạn chế stress làm ảnh hưởng đến lượng sữa đang có và nên ngủ đủ 8-10 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, cần bổ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và ăn các thực phẩm giúp sữa về nhiều hơn như đu đủ, lạc, chân dê, rau ngót, rau má cùng những thực phẩm giàu sắt để tăng hàm lượng máu để không bị thiếu máu. Tránh ăn những thực phẩm gây mất sữa, ít sữa.
Đồng thời sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục đều đặn để cân bằng nội tiết tố, thường xuyên massage bầu ngực đúng cách để tạo điều kiện cho tuyến vú phát triển. Cho bé đủ đều đặn khoảng 3h/lần và vắt sữa với khoảng thời gian như trên nếu bé không chịu bú để duy trì phản xạ sản xuất sữa.
Khi phát hiện bản thân có nguy cơ mất sữa hoặc đã bị mất sữa thì chị em nên áp dụng các cách gọi sữa về khi mất sữa. Nếu không thấy tiến triển thì hãy tìm đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp. Hãy trang bị cho mình các kiến thức cần thiết để ngăn ngừa tình trạng mất sữa xảy ra, các chị em nhé!