Để bé yêu phát triển toàn diện về thể chất và nhận thức, đừng bao giờ bỏ qua việc dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng, hãy tham khảo ngay phương pháp dạy trẻ sơ sinh kiểu Nhật dưới đây nhé.

Khánh Nhi 06:00 25/01/2020

Để trẻ có sự phát triển tốt nhất, các vị phụ huynh không nên để trẻ lớn lên tự nhiên mà hãy dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng để hỗ trợ và kích thích tối đa sự phát triển của bé. Cụ thể sự phát triển của bé qua mỗi tháng như sau:

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Tháng 1

Ở khoảng thời gian này, trở chưa có nhiều nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh, hầu như trẻ mới biết những bộ phận trên cơ thể mình. Tuy nhiên, chính vì chưa biết nhiều về mọi thứ nên trẻ thường tò mò quan sát xung quanh, đồng thời các bé cũng nhạy cảm với những gì diễn ra với mình.

Tháng 2

Sau 1 tháng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cảm giác của trẻ về mọi thứ xung quanh đã nhạy bén hơn, bạn sẽ bắt gặp các phản xạ tốt hơn của bé so với thời gian trước. Hoạt động não của trẻ cũng bắt đầu phát triển nên những nhận thức sẽ càng ngày càng tiến triển rõ rệt hơn. Các cơ quan cảm giác của trẻ cũng đã tốt hơn, nên bé sẽ ít bị giật mình hay phản xạ bị động với những thứ phiền toái hơn một chút.

Tháng 3

Tới tháng thứ 3, trẻ đã bắt đầu biết lẫy và những cử động cơ thể đơn giản. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vậy, có những bé sẽ chậm hơn một chút, nhưng nhìn chung những sự vận động tay chân và cơ thể của trẻ sẽ tốt hơn ở tháng thứ 2 tương đối.

Trẻ sơ sinh tháng thứ 3 - Ảnh minh họa: Internet

Tháng 4

Ở giai đoạn này sự thay đổi thể chất và nhận thức không có những nét quá đáng kể so với tháng trước, các bé có thể sẽ ngủ giấc dài hơn một chút, và dạ dày của bé cũng to hơn nên bé sẽ ăn nhiều và lâu hơn một chút. Đồng thời, thể chất của bé cũng không có gì đặc biệt, cân nặng sẽ tăng chậm hơn.

Tháng 5

Khác với tháng trước, tháng này bé sẽ có sự phát triển đột phá hơn một chút, bé có thể bập bẹ nói chuyện hoặc phát ra âm thanh như nói chuyện, biết cười với mọi người và làm những thứ nho nhỏ để thu hút sự chú ý. Vì vậy các vị phụ huynh có lẽ sẽ rất thích thú khi trẻ đã có những phản ứng tiến bộ hơn nhiều trong những cuộc trò chuyện.

Tháng 6

Sang tới tháng thứ 6, thể chất của bé sẽ cứng cáp hơn, hệ tiêu hóa của bé cũng có thể hấp thụ được những đồ ăn dặm nên đây là lúc thích hợp để tập cho bé ăn dặm. Những sự phát triển thể chất sẽ cho phép bé thực hiện nhiều hoạt động hơn như ngồi, lăn,…

Tháng 7

Sự phát triển nhanh chóng về nhận thức và thể chất sẽ khiến trẻ tò mò và thích khám phá thế giới hơn, bé cũng sẽ biết cách vòi vĩnh hay làm nũng bố mẹ để được những thứ mình muốn. Đồng thời, bé cũng đã biết buồn, biết vui, biết lo lắng với những sự vật sự việc diễn ra xung quanh mình. Về mặt thể chất, bé cũng đã biết ngồi, nhưng có một số bé có thể chậm hơn một chút nên những hoạt động trên vẫn còn hơi non nớt một chút, bố mẹ không nên giục giã trẻ quá.

Nên dành thời gian chơi và nói chuyện cùng bé - Ảnh minh họa: Internet

Tháng 8

Tới tháng thứ 8, bé sẽ bắt đầu biết bò theo ý mình muốn, vì vậy trẻ sẽ thường hiếu động di chuyển xung quanh, các cặp cha mẹ nên chú ý nếu bé muốn bò lên cầu thang hay bò đi lung tung. Nên để mắt tới bé một chút và có sự nhắc nhở cần thiết nếu bé quá hiếu động.

Tháng 9

Những bé phát triển nhanh và vững thì đã biết đi ở tháng thứ 9 rồi, nhưng cũng có những bé sẽ chậm hơn một chút. Khi bé bắt đầu biết đứng, bé sẽ thích vịn vào những thứ xung quanh để đứng lên, phụ huynh hãy chú ý tới hành động này để không xảy ra tai nạn gì.

Tháng 10

Tới tháng thứ 10, bé sẽ hoàn thiện dần những hoạt động về thể chất như đi, đứng, bò,…Đồng thời, bé cũng sẽ bắt đầu biết nói những từ đơn giản.  Thêm vào đó, bé có thể tự chơi với đồ chơi và những trò chơi nhỏ một mình.

Tháng 11

Tiếp tục quá trình phát triển tư duy và thể chất, tới tháng 11 bé có thể biết nói sõi hơn, biết vẽ, biết tập làm những công việc sinh hoạt nhỏ như chải tóc, đội mũ,…Các bé cũng sẽ tiếp nhận những gì bạn nói rõ nghĩa hơn, nên khi nói chuyện với bé cần cẩn thận hơn nếu không bé sẽ bắt chước cách nói của bố mẹ.

Tháng 12

Tương tự như tháng 11, nhưng những sự phát triển của bé sẽ sâu sắc hơn, nên các vị phụ huynh cần chú ý để nhắc nhở dần về nhận thức đúng sai cho bé.

Bé chơi cùng mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng

Đối chiếu theo sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ theo tháng tuổi, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để dạy dỗ trẻ lớn lên tốt hơn. Trong đó, chúng tôi xin cung cấp thông tin về cách dạy trẻ sơ sinh của người nhật hiệu quả để các phụ huynh tham khảo bên dưới:

Tháng 1

Vì ở giai đoạn này trẻ chưa có nhiều nhận thức, vậy nên bạn chưa cần thiết vội vàng dạy trẻ thứ gì ở thời điểm tháng 1. Bạn hãy cứ để trẻ phát triển tự nhiên, nhưng hãy chú ý các giác quan của trẻ rất nhạy cảm vì mới phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên cố gắng đừng làm trẻ giật mình hoặc bị phiền toái vì những tiếng ồn, cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ,…Và nhớ giữ vệ sinh cơ thể cho bé và nơi bé ở thật tốt để trẻ không bị khó chịu hay gặp các chứng dị ứng, ốm sốt,…

Tháng 2

Ở tháng thứ 2, nhận thức và các hoạt động của não bộ và các giác quan cũng phát triển hơn thời kỳ trước, nên bố mẹ có thể tập cho bé chơi cùng các đồ chơi nhỏ an toàn, cũng có thể cho bé tiếp xúc cùng các loại màu sắc khác nhau để tăng nhận thức về các sự vật. Đồng thời có thể chăm nói chuyện và độc truyện cho con nghe để kích thích khả năng ngôn ngữ ở trẻ.

Tháng 3

Trẻ đã có thể biết lẫy và những hoạt động cơ thể đơn giản, vì vậy bạn có thể kích thích các quá trình phát triển thể chất bằng cách cho trẻ thực hiện các bài tập nằm sấp, hoặc có thể giúp bé vận động tay chân nhẹ nhàng một chút để bé quen hơn.

Tháng 4

Tháng này thể chất và nhận thức của bé không chưa có sự phát triển rõ rệt và đặc biệt hơn những thời kỳ trước. Nhưng vì dạ dày của bé sẽ to hơn và thời gian ngủ dài hơn nên các vị phụ huynh nên chú ý tới các bữa ăn và giờ giấc sinh hoạt của bé. 

Cho bé 3 tháng tập bài tập nằm sấp - Ảnh minh họa: Internet

Tháng 5

Trong tháng này, trẻ đã có thể ê a phát ra những âm thanh như nói chuyện, đồng thời cũng biết cười và thu hút sự chú ý của mọi người, và bé cũng thích có người nói chuyện với mình hơn. Vì vậy các vị phụ huynh và người nhà hãy dành thời gian nói chuyện và chơi với trẻ để thúc đẩy sự phát triển giao tiếp và nhận thức của bé nhé.

Nhưng lưu ý khi nói nên nói chậm, rõ ràng và cố gắng không nói ngọng, nói lái hay nói nhịu nhiều vì nó sẽ ảnh hưởng tới ngôn ngữ mà trẻ tiếp nhận. Thêm vào đó, có thể cho trẻ ra ngoài để tiếp xúc với mọi người và thế giới xung quanh, cũng nên cho trẻ tập chơi với những thứ đồ chơi có màu sắc phong phú, hình dáng khác nhau, nếu có thêm âm thanh kèm hình ảnh và màu sắc thì càng tốt.

Tháng 6

Việc quan trọng nhất trong tháng này là tập cho bé ăn dặm. Đừng vội ép bé phải ăn thật nhiều và thật tốt ngay, vì bé mới tiếp xúc với việc ăn, hãy kiên nhẫn dạy bé mở miệng, nuốt thức ăn, há miệng,…Hãy tập cho bé quen các thao tác khi ăn và dần thuần thục chúng.

Và theo các chuyên gia, bé nên được cho ăn trong tư thế ngồi thẳng, vì khi nằm bé sẽ dễ bị sặc và nghẹn thức ăn hơn. Nhưng có nhiều bé chậm phát triển chưa thể ngồi vững và thẳng cổ, nếu vậy các mẹ cũng đừng vội vàng quá, hãy tập cho bé ngồi và tới khi dáng ngồi và cổ của bé đã cứng cáp hơn thì mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Tháng 7

Vì bé đã có những phát triển thể chất tốt hơn và cả những nhận thức về tư duy hơn hẳn nên bố mẹ đã có thể bắt đầu dạy trẻ những bài học về những thứ xung quanh như cách chào hỏi mọi người, cách sắp xếp các đồ vật nhỏ,…Đặc biệt, bé đã biết vòi vĩnh và làm nũng nên hãy tỉnh táo trước những đòi hỏi để không chiều hư bé nhé. Các bé đã có các phản xạ cảm xúc phức tạp hơn, nên các vị phụ huynh cũng cần có sự quan tâm để ý thật tinh tế tới bé nhà mình nha.

Không nên thúc ép sự phát triển của bé - Ảnh minh họa: Internet

Tháng 8

Tùy theo tình trạng của từng bé mà các sự phát triển thể chất ở tháng thứ 8 như bò, đinh đường đi chuyển sẽ nhanh nhạy hay là non nớt. Nhiều bé đã có thể bò rất chắc chắn ở thời kỳ này, nên bố mẹ sẽ cần vệ sinh nhà sạch để lúc bé bò không bị bẩn hay va vấp. Còn với những trẻ vẫn chưa bò vững thì vị huynh nên tập cho bé dần dần. Một vài bé sẽ quá hứng thú với việc tự di chuyển được nên sẽ lười ăn hoặc lười giao tiếp hơn thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy nhắc nhở bé thật khéo léo và nhẹ nhàng.

Tháng 9

Vì bé đã bắt đầu biết đứng và di chuyển, nên phụ huynh có thể tập cho trẻ hoạt động thể chất như tập đi những bước ngắn, tập đứng dậy,…Và vì bé sẽ muốn níu vào xung quanh để đứng dậy nên hãy chú ý những điểm bám không an toàn và chỉnh sửa lại để đảm bảo hơn.

Tháng 10

Bé đã có thể nói những từ đơn giản, nên các cặp cha mẹ có thể dạy cho trẻ nói và đọc các chữ trong bảng chữ cái. Hoặc khi chơi cùng trẻ, có thể hỏi trẻ những câu hỏi nhỏ, dạy trẻ cách nói tên những loại đồ chơi, hay bảo trẻ cách nói tên các màu sắc để các bé tiếp nhận và học ngôn ngữ tốt hơn. Khi trẻ nói đúng hay làm đúng một thứ gì đó, hãy động viên trẻ một chút để khích lệ tinh thần nhé.

Trẻ đang tập bò - Ảnh minh họa: Internet

Tháng 11

Như đã phân tích ở phần trước, bé sẽ thạo hơn các hoạt động và tư duy, nên bạn cần cẩn thận khi giao tiếp với bé, cần nhắc nhở bé thế nào là đúng sai, đặc biệt không nên nuông chiều những kiểu làm nũng từ bé. Nên bắt đầu uốn nắn những điểm không ổn trong quá trình sinh hoạt của bé.

Tháng 12

Ở giai đoạn này, những sự phát triển của bé đã đủ cứng cáp, các vị phụ huynh hãy dạy con những nề nếp sống, những điều nên làm và không nên làm, ví dụ như tác phong ăn uống, chào hỏi, cảm ơn,…Và hãy để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các hoạt động chung như bữa cơm gia đình, ngồi nói chuyện cùng gia đình để rèn luyện khả năng giao tiếp xã hội.

Trên đây là phương pháp dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng hiệu quả, hy vọng những thông tin này đã đem lại những hiểu biết giá trị cho các quý vị phụ huynh. Chúc bạn và bé yêu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Khánh Nhi | Theo Phụ nữ sức khỏe