Nuôi dạy con cái không phải là một hành trình dễ chơi, nó chắc chắn không chỉ là những việc như quan tâm đến những gì con bạn ăn và mặc. Trẻ em gái và trẻ em trai đều có quá trình phát triển rất cụ thể. Nhưng con trai cần chú ý nhiều hơn.
Chủ đề về giai đoạn phát triển này có thể hữu ích cho các bậc cha mẹ có con trai.
Giai đoạn 1: Từ sơ sinh đến 6 tuổi
Trẻ sơ sinh chỉ là trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính của chúng. Chúng thích khi chúng ta chơi với chúng, ôm chúng vào lòng, nói chuyện với chúng và về cơ bản, con đang tìm kiếm sự chú ý ừ chúng ta. Khi lớn lên, các bé trai khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động khác nhau và điều quan trọng là phải giúp con làm điều này. Erich Fromm, một nhà tâm lý học xã hội, thực hiện nghiên cứu thường chỉ ra tầm quan trọng của vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển ban đầu của một cậu bé. Dưới đây là những ý tưởng nổi bật nhất của anh ấy:
- Nếu một người mẹ bị trầm cảm, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ, bởi vì tình yêu cuộc sống sẽ truyền từ người mẹ sang đứa con.
- Con trai cần sự tham gia của cha mẹ, và ở đây, mẹ hầu như cần đóng vai trò yêu thương và quan tâm. Điều này thực sự quan trọng vì một đứa trẻ cần cảm thấy tự tin và được yêu thương.
- Vai trò của người cha là trở thành người có thẩm quyền cho con trai mình, trở thành người mà đứa trẻ sẽ muốn trở thành sau này, từ đó con sẽ học được điều gì là tốt và điều gì là xấu.
- Tình yêu của mẹ là vô điều kiện. Những người mẹ yêu thương con mình vô điều kiện, nhưng tình yêu của người cha thì khác. Con cần được khen xứng đáng bằng cách con có làm những điều tốt, bằng cách cư xử đúng đắn. Đây là cách một đứa trẻ học về đạo đức và các quy tắc cơ bản. Nếu không giữ được sự cân bằng này, thì một cậu bé có thể lớn lên trở thành một kẻ tự ái hoặc một người tàn nhẫn.
- Tuy nhiên, bắt đầu từ 2 tuổi, điều quan trọng nhất là người mẹ phải thiết lập ranh giới trong mối quan hệ của mình với con trai để tránh sự phát triển của phức tạp trong tâm lý ỷ lại của con.
Giai đoạn 2: Từ 6 đến 13 tuổi
Đây là độ tuổi các bé trai nhận thức rõ ràng vai trò giới tính của mình cũng như tham gia vào các hoạt động mang tính "nam nhi". Peggy Drexler, tiến sĩ và nhà tâm lý học đã nghiên cứu coi những điểm sau là quan trọng nhất trong việc >nuôi dạy con trai ở độ tuổi này:
- Con muốn làm "con trai": Vấn đề ở đây không phải là cố gắng bảo vệ con bạn khỏi những gì bạn có thể coi là nam tính và các hoạt động khá hung hăng, mà là chỉ để đối phó với thực tế là trẻ có những sở thích như vậy. Đánh giá cao tính đàn ông của con trai bạn đồng thời khuyến khích sự trưởng thành, độc lập và cảm giác phiêu lưu. Nếu con muốn chơi với súng đồ chơi hoặc chơi trò chơi điện tử bạo lực, con sẽ tìm cách, bất chấp sự hạn chế của bạn.
- Hãy tôn trọng cá tính riêng của con vì cậu bé nhà bạn sẽ không có một định nghĩa nào cả. Có nhiều phong cách khác nhau để thể hiện nam tính và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể quan tâm đến các hoạt động nữ tính mà con muốn làm.
- Khuyến khích các sở thích đa dạng. Vấn đề của nhiều bậc cha mẹ là họ muốn con mình giống mình và có cùng sở thích. Nhưng khuyến khích con trai bạn tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của con và giúp con đánh giá cao quyền tự do lựa chọn.
- Đừng có kỳ vọng dựa trên giới tính. Peggy Drexler nói rằng theo quan sát của cô, những cậu bé không bị gò bó trong vai trò giới tính độc lập hơn, cởi mở hơn và khoan dung hơn về tình dục so với các bạn cùng tuổi.
- Dạy cậu bé đối phó với những lời chỉ trích. Hãy chỉ cho con cách con có thể tự bảo vệ mình mà không quá khích.
Giai đoạn 3: Từ 14 tuổi trở lên
Đây là giai đoạn mà cậu bé của bạn trở thành một thiếu niên. Giai đoạn này rất khó khăn vì hoạt động của nội tiết tố khiến con trai tức giận và thậm chí hung dữ. Cách thoát khỏi đây là hướng năng lượng này vào đúng quỹ đạo.
- Bạn cần giúp con trai mình có trách nhiệm với hành động của mình vì trách nhiệm không tự nhiên mà có, điều đó cần được dạy dỗ. Như Tiến sĩ tâm lý học Steven Stosny nói: "Chìa khóa để dạy con tính trách nhiệm là đảm bảo rằng con bạn hiểu sự thật quan trọng này: Quyền lực, đặc quyền và trách nhiệm đi đôi với nhau. Khi trách nhiệm cao thì hai điều còn lại cũng vậy. Và khi nó ở mức thấp, thì hai cái còn lại cũng vậy."
- Đồng thời, cho con một cơ hội để thiết lập bản sắc của riêng mình. Tiến sĩ David Elkind, giáo sư phát triển trẻ em, cho rằng trừ khi bạn thấy con mình đi cùng với những người bạn xấu, bạn nên cho trẻ tự lập nhiều hơn .
- Quyết định trước các quy tắc và kỷ luật . Theo Amy Bobrow, một nhà tâm lý học lâm sàng, cả cha và mẹ nên có những quy tắc trừng phạt nghiêm khắc mà họ có thể thực hiện hoặc những điều họ cho phép con trai mình làm. Nếu không, sẽ rất khó để giải thích và dạy dỗ con.
- Và quy tắc quan trọng nhất là trở thành một hình mẫu. Bạn dạy con điều gì không quan trọng nếu hành vi của bạn cho thấy điều ngược lại. Hãy là một tấm gương tốt và bạn sẽ không gặp khó khăn gì trong việc nuôi dạy con cái.
Theo Brightside