Bé khó ngủ, hay giật mình lúc ngủ thường xảy ra với trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Vậy bé khó ngủ thiếu chất gì và làm sao để bé có giấc ngủ sâu giấc? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cúc Nguyễn 17:00 10/12/2019

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với con người, nhất là với trẻ em. Tình trạng bé mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc, thỉnh thoảng giật mình trong lúc ngủ khiến các mẹ lo lắng không biết bé khó ngủ thiếu chất gì và làm thế nào để con mình ngủ ngon. Cùng Phụ nữ và Gia đình tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

Bé khó ngủ thiếu chất gì? - Ảnh minh họa: Internet

Chứng khó ngủ ở trẻ em là gì và biểu hiện

Chứng khó ngủ không chỉ xảy ra với người lớn mà trẻ em cũng thường mắc phải. Biểu hiện khó ngủ, mất ngủ bao gồm:

  • Trẻ khó ngủ, trằn trọc, thường xuyên tỉnh dậy vào ban đêm và mỗi lần khoảng 30 phút, thỉnh thoảng quấy khóc, làm mẹ cũng mất ngủ theo đó.
  • Trẻ khó ngủ hay giật mình. Mất ngủ có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng về cả thể chất lẫn tinh thần. 
Bé thường khó ngủ thường khóc nhè - Ảnh minh họa: Internet

Bé khó ngủ thiếu chất gì?

Nhiều bà mẹ thường lo lắng và không biết trẻ khó ngủ thiếu chất gì. Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn: 

Thiếu Magie

Các bạn thường nghe đến sắt, canxi quan trọng với cơ thể và có lẽ không hiểu tại sao lại là magie. Thực chất magie đóng một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hoạt động của não và tim mạch. Magie giúp tâm trí bạn thư giãn và thoải mái hơn, đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Lý do là vì magie có công dụng điều hòa quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone quyết định đến việc ngủ và thức của cơ thể. Ngoài ra, magie còn giúp làm tăng nồng độ một loại axit làm dịu thần kinh giúp cơ thể ngủ ngon hơn. Bởi vậy, nếu cơ thể trẻ khó ngủ là do thiếu magie.

Thiếu Chất béo

Tương tự như chất đạm hay protein, chất béo là thành phần >dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của cơ thể. Bạn để ý xem, trong tất cả các lời khuyên về thực đơn đủ chất đều không thể vắng mặt chất béo. Chất béo có vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thụ vitamin A, E và nhiều vitamin có lợi khác. Trong số tất cả các chất béo, Omega-3 được xem là loại chất béo bổ dưỡng nhất, giúp hormone cân bằng, tâm trạng ổn định và não bộ luôn minh mẫn. Nếu cơ thể thiếu chất béo dễ dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ hoặc trằn trọc không yên.

Bé khó ngủ do thiếu một số chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Thiếu Protein

Các axit amin có trong protein là thành phần cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Não bộ sử dụng các axit amin tạo ra serotonin và GABA là các chất dẫn truyền dây thần kinh, giúp cho tinh thần sảng khoái hơn, được xoa dịu nếu gặp căng thẳng và ngủ dễ hơn. Nếu trẻ khó ngủ trằn trọc và không ngủ được thì có khả năng do thiếu hụt protein.

Kẽm

Trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì, đó chính là kẽm. Kẽm là chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ tiêu hóa, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường đồng thời góp phần tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, kẽm giúp giấc ngủ của bé sâu giấc, không còn khóc đêm. 

Cơ thể trẻ thiếu kẽm thường biếng ăn, ăn không ngon, rụng tóc, rối loạn tinh thần, hay khóc nhè và thường xuyên khó ngủ, quấy mẹ.

Cách khắc phục trẻ khó ngủ

Để mang lại cho bé yêu một giấc ngủ ngon lành, bạn nên thực hiện những điều sau:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Trẻ thiếu ngủ mất ngủ là do thiếu nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất trên. Do đó việc đầu tiên là bạn phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Việc bổ sung thêm vitamin A, E, magie, kẽm, canxi, protein … không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn tăng cường chiều cao cho trẻ, giúp hệ xương và các hệ tiêu hóa, miễn dịch của trẻ hoạt động trơn tru, từ đó bé phát triển toàn diện, ăn ngon, ngủ ngon.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ ngủ ngon - Ảnh minh họa: Internet

Các mẹ lưu ý nên chọn những thực phẩm tươi ngon, đủ rau củ quả, thịt kết hợp trong khẩu phần ăn cho trẻ.

Tắt các thiết bị điện tử xung quanh

Ánh sáng xanh và sóng điện từ của các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại sẽ có tác động xấu đến giấc ngủ của trẻ. Do đó nên chú ý tắt tất cả các thiết bị điện tử trước khi trẻ đi ngủ khoảng 1-2 giờ.

Tắt hết thiết bị điện tử trước khi bé đi ngủ 1-2h - Ảnh minh họa: Internet

Tập thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ

Cha mẹ nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ và bắt trẻ tự giác thực hiện theo. Trẻ nên ngủ trong khung giờ từ 21h-22h và thức dậy vào 6h sáng, đảm bảo trẻ ngủ đủ 8 tiếng. Giấc ngủ quá nhiều cũng không tốt vì dễ dẫn đến trường hợp trẻ lại khó ngủ vào ngày hôm sau và vì thế sự ổn định giấc ngủ không được duy trì. 

Giữ không gian yên tĩnh cho trẻ

Trẻ khó ngủ về đêm rất có thể là do phòng ồn và làm trẻ thức tỉnh lúc nửa đêm. Do đó bạn hãy tạo cho trẻ một không gian êm ái, yên tĩnh, thoáng mát và nhiệt độ vừa phải. Thường xuyên dọn dẹp phòng sạch sẽ, chăn ga gối êm và thơm tho sẽ khiến trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

>>> Xem thêm:

- Làm thế nào với bé 3 tuổi trằn trọc khó ngủ?

Không gian yên tĩnh cho bé một giấc ngủ ngon - Ảnh minh họa: Internet

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ có thể biết được bé khó ngủ thiếu chất gì và từ đó bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho bé đồng thời kết hợp một số phương pháp khiến bé ngủ ngon hơn. Chúc các bé của mẹ luôn có được giấc ngủ ngon và >sức khỏe tốt.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe