Cải thiện trình trạng bé 4 tháng tuổi lười bú bằng cách nào? Các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để có hướng hỗ trợ tốt nhất cho bé yêu nhé!
Bé 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao? Để áp dụng hướng đi đúng cho bé thì các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến việc biếng ăn của bé nhé!
Bé 4 tháng biếng bú có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, theo các bác sĩ chuyên khoa nhi thì được chia làm 2 nguyên nhân, bao gồm biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý.
Đây là hiện tượng do cơ thể thay đổi khi bé phát triển về thể chất, giai đoạn này thường không dài nên các mẹ không phải quá lo lắng, chúng thường diễn ra trong 1 đến 2 tuần..
Ăn dặm sớm: Mặc dù tháng thứ 4 là thời điểm chung cho các bé ăn dặm nhưng cơ địa của mỗi bé hoàn toàn khác nhau, có bé phát triển sớm hơn và cũng có bé chậm hơn. Nếu bé con của bạn vẫn chịu bú sữa mẹ nhưng không chịu ăn dặm thì có thể do bé chưa sẵn sàng để thích nghi với việc ăn dặm.
Giai đoạn hình thành kỹ năng: cột mốc hình thành kỹ năng của bé về phương diện vận động và trí tuệ mạnh nhất thường rơi vào 14,5 – 19,5 tuần, do đó bé thường chán ăn và biếng bú, thậm chí quấy khóc nhiều hơn.
Ham vận động: đây cũng là một nguyên nhân khiến bé lơ là việc ăn uống, bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh qua những hành động biết lẫy, biết nghe ngóng âm thanh xung quanh và thích vận động tay chân nhiều, ham chơi.
Mọc răng sớm: Mọc răng là giai đoạn khiến nhiều bé mệt mỏi nhất, vì khi răng bắt đầu hình thành sẽ gây ngứa khó chịu, thậm chí sưng nướu, hành sốt, tiêu chảy. Hầu hết, các bé mọc răng vào lúc 6 tháng tuổi nhưng ở một số bé diễn ra sớm hơn khiến ba mẹ chủ quan không rõ nguyên nhân trẻ tháng thứ 4 bú ít là do mọc răng.
Nếu như tình trạng bé 4 tháng tuổi lười bú không phải do nguyên nhân sinh lý thì rất có thể bé đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý, các mẹ nên theo dõi các biểu hiện của con để kịp thời cứu vãn tình hình nhé!
- Thiếu hụt chất >dinh dưỡng: Khi bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của bé, trong đó có quá trình biếng ăn, các chất có thể trẻ bị thiếu hụt bao gồm sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D…
- Trẻ bị ốm, sốt: Dưới 3 tuổi, trẻ thường xuyên bị sốt do sự hình thành và phát triển của cơ thể và tác động của môi trường bên ngoài. Do đó, trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, nên các mẹ lưu ý chăm sóc >sức khỏe cho bé để hạn chế ốm vặt nhé!
- Các vấn đề miệng: Cũng như người lớn, khi mất vị giác ở lưỡi sẽ khiến ăn mất ngon, ở trẻ thì tình trạng nấm lưỡi, tưa lưỡi là điều tất yếu xảy ra. Hãy thường xuyên vệ sinh miệng cho bé, làm sạch vùng miệng khi thấy xuất hiện các bợn trắng tạo thành mảng bám chắc bên trong lưỡi của bé.
- Rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những vấn đề tiêu hóa không thể tránh khỏi, cũng mệt mỏi không kém gì trẻ bị ốm, sốt. Mẹ nên quan sát con kỹ để chữa trị cho bé mau khỏe, ăn uống lại bình thường.
- Dấu hiệu của một số bệnh lý: Một số bệnh lý khác, các mẹ cũng nên thận trọng khi thấy bé có dấu hiệu chán ăn, các bệnh có thể bé đang gặp phải như là thiếu máu, lao hạch, lao phổi…
- Ảnh hưởng của tâm lý: khi bé bú làm đau ti mẹ sẽ khiến một số mẹ bị stress, vô tình la mắng hoặc giật đầu ti đột ngột theo phản xạ khiến bé bị ám ảnh tâm lý, từ đó dẫn đến hiện tượng hay khóc, trớ khi ăn, càng kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến biếng ăn, sợ ăn.
- Tác dụng phụ của thuốc: khi bé sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và niêm mạc miệng của bé.
- Mùi vị sữa mẹ thay đổi: Mùi vị sữa mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biếng bú ở bé 4 tháng tuổi vì một số trẻ rất nhạy cảm với mùi sữa mẹ. Khi bé nhận thấy có mùi lạ trong sữa mẹ thì sẽ có hiện tượng sợ sữa và biếng bú. Mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn, nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể mẹ cũng như các mùi hương có trong mỹ phẩm, sữa tắm mẹ dùng.
- Cử bú gần nhau: Nhiều mẹ xót con và ép bé bú thường xuyên và liên tục trong ngày trong khi bé chưa có nhu cầu bú sữa dẫn đến mất vị giác, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần sẽ sợ hãi và chán ăn.
- Núm vú, đầu ti, tốc độ dòng chảy sữa mẹ: Khi sữa chảy quá nhanh hoặc lâu ra khiến bé gặp khó khăn trong khi ti, cũng là một ám ảnh tâm lý dẫn đến biếng ăn, biếng bú ở trẻ.
Làm sao để khắc phục bé lười bú? Khi các mẹ đã nắm rõ nguyên nhân bé 4 tháng tuổi lười bú thì sẽ biết cách hỗ trợ bé ngừng tình trạng biếng ăn dễ dàng hơn.
- Không bắt bé ăn dặm quá sớm: rất đơn giản, khi đã nắm rõ nguyên nhân bé biếng bú là do chưa chuẩn bị tinh thần để bước qua giai đoạn ăn dặm thì mẹ hãy dừng ngay việc ăn dặm, đợi đến khi bé kịp thích nghi, thời điểm lý tưởng nhất là khi bé được 5,5 tháng.
- Trong tuần hình thành kỹ năng: khi bé có các dấu hiệu lười bú do tuần hình thành kỹ năng thì mẹ không nên cáu gắt với bé mà hãy vỗ về bé nhiều hơn, không ép ăn và cung cấp đủ nước cho bé, theo dõi tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu của bé.
- Mọc răng: nếu bé lười bú xuất phát từ lý do bị mọc răng hành sốt thì các mẹ không cần quá lo lắng, hãy giúp bé hạ sốt, mau chóng khỏi để có thể ăn uống lại bình thường, đồng thời cung cấp đủ nước cho trẻ trong giai đoạn này.
- Sốt do bệnh lý: hãy cố gắng giúp bé hạ sốt nhanh nhất có thể bằng cách dùng khăn sạch và nước ấm để chườm ở nách, bẹn cho bé. Cho trẻ hạ sốt bằng Paracetamol với liều lượng khoảng 40mg – 60mg tùy theo cân nặng. Lưu ý rằng tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: đưa bé đến gặp bác sĩ thăm khám để kiểm tra trẻ có bị dinh dưỡng không và bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ theo từng giai đoạn của trẻ.
- Vệ sinh răng miệng: kiểm tra răng miệng bé nếu phát hiện tưa lưỡi, nấm miệng thì cho trẻ dùng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ, nên dùng các loại thuốc dạng lỏng hoặc gel bôi trực tiếp vào miệng trẻ từ 2 – 4 lần/ngày trong 1 – 2 tuần.
- Đường tiêu hóa: khi bé có các dấu hiệu về đường tiêu hóa như ợ hơi thì mẹ nên cho bé nằm sấp ngang đòn cánh tay hoặc đặt bé lên vai rồi vỗ nhẹ, khi hơi thoát ra ngoài sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn cho bé. Trường hợp bé bị vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy thì nên bổ sung cho mẹ nhiều rau xanh, hoa quả, không dùng thức ăn nóng.
Bên cạnh đó, tránh tạo tâm lý sợ hãi cho bé bằng cách không quát mắng, không ép bú nhiều lần trong ngày, không lạm dụng thuốc kháng sinh nhiều, không ăn thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, cay nóng, chất kích thích như cà phê, rượu bia làm thay đổi vị của sữa, thường xuyên vệ sinh bầu ngực để làm sạch các mùi hương trên mỹ phẩm để lại.
>>> Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng chuẩn nhất mẹ nên biết
Trường hợp bé biếng ăn do bệnh lý thì mẹ cần đưa bé đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ các phương pháp điều trị phù hợp, cải thiện tình trạng bé 4 tháng tuổi lười bú, giúp bé phát triển khỏe mạnh.