Trẻ sơ sinh giai đoạn 3-18 tuần thường dễ mắc các triệu chứng sôi bụng, đầy hơi,... Dưới đây là một số cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất!
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, sôi bụng là hiện tượng thường gặp nhưng lại khiến cho nhiều bố mẹ lo lắng vì thấy trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc, quấy khóc,... Trong bài viết sau, Phunuvagiadinh sẽ bật mí với bạn đọc một số cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản mà cực kỳ hiệu quả! Cùng theo dõi ngay!
Triệu chứng đặc trưng của >hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh là trẻ bị sôi bụng khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Kể cả khi sử dụng các chế phẩm được làm từ sữa chua, váng sữa, phô mai,... trẻ cũng bị tiêu chảy, sôi bụng.
Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, hợp lý nếu thấy trẻ có triệu chứng đầy hơi, nôn trớ, quấy khóc, chán bú, đại tiện khó khăn, không thể hắt xì hơi,... Đây không chỉ là các triệu chứng sôi bụng mà chúng còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, cần phát hiện sớm để tránh các biến chứng khó lường.
Tốt nhất mẹ không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò để tránh các hiện tượng đầy hơi, sôi bụng hay rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sôi bụng là do chế độ ăn uống. Đặc biệt, trẻ sau sinh thường có hệ tiêu hóa non yếu và chưa hoàn thiện, do đó nếu mẹ cho bé dùng sữa công thức quá sớm, khiến bé chưa thích nghi kịp, gây ra hiện tượng sôi bụng, khó tiêu. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác gây nên hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh như:
Dưới đây là những >mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Việc bế trẻ sai cách khi cho trẻ bú bình hoặc cho bé bú bình quá sớm sẽ gây sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Lý do là vì trẻ có thể nuốt nhiều không khí vào bụng lúc bú. Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh ở đây vô cùng đơn giản, chỉ cần thay đổi tư thế bú bình một cách khoa học là được.
Khi cho trẻ bú bình, mẹ hãy đặt đầu bé cao hơn chút xíu. Nếu thấy bé nôn trớ, hãy đặt bé nằm nghiêng sang một bên, giúp sữa ọc hết ra ngoài, tránh tình trạng sặc sữa hoặc trào ngược.
Nhiều mẹ thắc mắc làm thế nào để loại bỏ khí thừa bên trong dạ dày của bé. Câu trả lời là bế bé lên vai mẹ, sau đó vỗ nhẹ lưng bé, giúp bé tự ợ nóng, đẩy không khí ra ngoài. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé nằm ngửa ra giường, sau đó nắm cổ chân bé rồi gập đầu gối của bé một cách liên tục.
Khi trẻ bị sôi bụng, đường ruột của con chắc chắn đang có vấn đề. Vì vậy, mẹ hãy mát xa bụng nhằm cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa cho bé. Cách làm đơn giản, bạn chỉ việc dùng ngón trỏ và ngón cái mát xa nhẹ nhàng từ rốn ra ngoài theo chiều kim đồng hồ.
Lưu ý: Thực hiện động tác một cách nhẹ nhàng, sau khi cho trẻ bú xong khoảng 30 phút, kết hợp co duỗi 2 chân bé nhằm kích thích tiêu hóa, tống khí thừa trong bụng trẻ ra bên ngoài, từ đó trẻ dễ xì hơi và thấy dễ chịu hơn.
>>> Xem thêm:
- Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh tại nhà
- 8 Cách giải quyết tức thì cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
Để hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, đầy hơi hay mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa, mẹ đang cho con bú nên chú ý đảm bảo chất lượng sữa đúng cách. Cụ thể:
Trên đây là những cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả tại nhà. Mong rằng bài viết giúp ích cho các mẹ trong quá trình chăm con. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn!