Khi con bị bắt nạt, cha mẹ không nên xử lý vụ việc thay con. Thay vào đó, phụ huynh hãy trở thành chỗ dựa tinh thần để hướng dẫn có tự chủ và xử lý vụ việc.

Hoa Quỳnh Anh (T/h) 11:21 20/04/2023

Trẻ bị bạo lực học đường, cha mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần

Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nan giải. Những ngày qua, dư luận vô cùng xôn xao trước nhiều vụ lực học đường dã man gây hậu quả đáng tiếc. Hình ảnh các học sinh bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường thực sự gây ám ảnh và khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng cho sự an toàn của trẻ khi đi học.

Lý giải về điều này, TS giáo dục Vũ Thu Hương cho biết, nhiều học sinh phải đối mặt với tình trang bị bắt nạt, cô độc khi đến trường. Trẻ bị bắt nạt sẽ đối diện với cảm giác bất an sợ sệt vì không chắc ngày hôm nay đi học con có gặp rắc rối, bất trắc gì không. Với các bạn yếu đuối, cảm giác này đeo bám có thể khiến các con bị trầm cảm. Khi áp lực tâm lý quá lớn, các con sẽ khó kiểm soát được cảm xúc và hành vi. Vì thế, hoàn toàn có thể có các câu chuyện đau lòng xảy ra.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, là một chuyên gia giáo dục nổi tiếng. Nhiều năm đồng hành cùng các phụ huynh, chị thường đưa ra những tư vấn thiết thực cho phụ huynh về kiến thức >nuôi dạy con. 

Theo TS Vũ Thu Hương, khi phát hiện con bị bạo lực học đường, cha mẹ cần trở thành chỗ dựa tinh thần cho con, để con trút hết tâm tư, suy nghĩ, bực bội. Tuy nhiên, cha mẹ cần hướng dẫn, động viên để con tự chủ tìm phương án và tự mình xử lý. Bởi nếu bố mẹ can thiệp, xử lý hộ thì bạn bé sẽ thấy con đang dựa vào bố mẹ. Đằng sau lưng bố mẹ, các bạn có thể trêu chọc, nghĩ ra những cách khác để bắt nạt con hơn. Vì thế, các vụ việc bạo lực càng kéo dài và khó giải quyết.

Nếu trẻ tự chủ xử lý được vụ việc, các bạn khác sẽ thấy con có năng lực tự vệ ổn, sẽ e ngại và không dám gây sự với con nữa.

Hãy dạy trẻ tự chủ, nâng cao năng lực tự vệ

Tiến sĩ giáo dục Vũ Thu Hương cũng chia sẻ: "Con gái tôi từng nói 1 câu rất đặc biệt: "Điều kiện tốt nhất để trưởng thành 1 đứa trẻ là không có gì cả". Câu nói nghe có vẻ ngược đời này đã phản ánh 1 hiện trạng trong quá trình chăm sóc và giáo dục con. Với các cháu được hỗ trợ quá nhiều, bản lĩnh của con sẽ kém. Vì thế, khi xảy ra những vụ việc khó xử lý, các con sẽ cảm thấy bất lực, mệt mỏi, khó chịu.

Chúng ta rất cảm thông và thương các con nhưng bố mẹ rất cần dũng cảm để các con tự xử lý. Các con cần tự xử tất cả những vấn đề dù nhỏ xíu thì các con sẽ mạnh mẽ hơn. Các vấn đề kể cả các công việc nhà, các trách nhiệm cá nhân đến các khó khan như bài tập khó, kì thi.... Mỗi lần con vượt qua được, bản lĩnh của con sẽ được nâng cao. Đến khi gặp các khó khăn như bị bắt nạt hay cô lập, con sẽ vượt qua dễ dàng hơn".

Theo chị, ở môi trường học đường, cha mẹ cần giáo dục con cách sống hòa đồng với bạn bè, biết cách chia sẻ, cảm thông và tôn trọng bạn. Nếu con có tính cách xấu khó ưa, cha mẹ cần xử lý để cộng đồng chấp nhận và yêu thương con. Con có nhiều bạn bè thì nguy cơ bị bắt nạt cũng ít hơn khi con sống cô độc ít giao tiếp.

Với các bạn yếu đuối, cảm giác này đeo bám có thể khiến các con bị trầm cảm. Khi áp lực tâm lý quá lớn, các con sẽ khó kiểm soát được cảm xúc và hành vi. Vì thế, hoàn toàn có thể có các câu chuyện đau lòng xảy ra.

Theo Lưu Ly/Tổ Quốc