Bà bầu đau bụng trên gần ức là tình trạng không hiếm gặp khi mang thai. Nhưng liệu vấn đề này có gây nguy hiểm hay không và cách xử lý như thế nào?
Bà bầu đau bụng trên gần ức có phải là hiện tượng bất thường của thai kỳ hay là một vấn đề phổ biến mà phụ nữ nào mang thai cũng gặp phải? Đây chính là thắc mắc chung của >mẹ bầu, nhất là những chị em lần đầu mang thai.
Giải đáp về vấn đề này như thế nào? Khi nào nên gặp bác sĩ là những thông tin quan trọng bạn cần quan tâm đến để bảo vệ sức khoẻ của mẹ lẫn bé.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ bắt đầu có những sự biến đổi nhất định. Trong đó, tình trạng bà bầu bị đau bụng trên gần ức là một tình trạng khá phổ biến, còn được gọi là đau vùng thượng vị. Vùng này được tính từ vị trí ở rốn trở lên trên cho đến phần dưới của xương ức.
Tuy nhiên nếu tình trạng mang thai đau bụng trên rốn kéo dài có thể là một trong những biểu hiện liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm mẹ bầu không nên bỏ qua.
Đau bụng trên khi mang thai ngoài nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố thì còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, điển hình như:
Khi thai nhi được hình thành trong tử cung và phát triển ngày một lớn sẽ khiến cho tử cung của người mẹ bị mở rộng ra, đồng thời tạo áp lực lên vùng rốn và bụng. Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đau quanh vùng bụng, thường gặp nhất vào tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ 3.
Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn trong bụng mẹ khiến cho vùng da và cơ bắp quanh bụng của người mẹ phải căng ra hết mức, khiến cho tình trạng khó chịu ngày một tăng, xuất hiện những cơn đau bụng trên rốn, tình trạng này thường gặp vào những tháng đầu tiên của thai kỳ tuỳ mức độ.
Hiện tượng >đau bụng trên khi mang thai cũng có thể do trào ngược dạ dày gây ra. Đây là tình trạng axit có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, kèm theo những triệu chứng như bị đau tức ngực và vùng bụng, có cảm giác khó chịu ở cuống họng.
Nếu trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với mẹ bầu như: Ợ nóng, ho, bị khó tiêu, cổ họng khàn, mất vị giác, người mệt mỏi...
Một số loại thực phẩm nếu ăn nhiều hoặc do tình trạng nhạy cảm khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, khiến cho dạ dày làm việc vất vả hơn để tiêu hoá thức ăn.
Ngoài ra, axit có trong dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra sự kích ứng niêm mạc trong hệ tiêu hoá. Tình trạng này xảy ra sẽ có những dấu hiệu như mẹ bầu thấy chướng bụng, đầy bụng, bị buồn nôn và ợ nóng.
Khi mang thai, phụ nữ thường có tâm lý ăn cho hai người, hay có cảm giác thèm ăn liên tục.
Khi ăn quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày bị phình to hơn bình thường, trở nên căng cứng so với sự giãn nở bình thường của nó gây ra tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, là nguyên nhân dẫn đến cảm giác bà bầu đau bụng trên gần ức.
Một nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra cơn đau ở vùng thượng vị là tình trạng không dung nạp lactose kèm theo những triệu chứng như: Đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu, đau bụng...
Sữa và các sản phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp thiết yếu cho sự phát triển khoẻ mạnh toàn diện của bé ngay từ trong bụng mẹ. Nếu phụ nữ mang thai không dung nạp được lactose sẽ ảnh hưởng lớn đến giai đoạn phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên sớm đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ >dinh dưỡng phù hợp nhất.
Một số nguyên nhân khác có thể xuất phát từ những bệnh lý như: Đau dạ dày, viêm thực quản, thoát vị hoành, rối loạn túi mật...
Đau bụng trên gần ức khi mang thai có gây ra nguy hiểm không? Đối với những cơn đau thông thường, có tần suất thấp, sau khi nghỉ ngơi, thư giãn sẽ biến mất thì không quá nghiêm trọng và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, mẹ bầu có thể yên tâm.
Nhưng trong trường hợp kéo dài, xuất hiện với tần suất dày đặc, kèm theo những biểu hiện khác như khó thở, đau ngực, lên cơn sốt, ngất xỉu, nôn ra máu, phân có lẫn máu... mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.
Khi đau bụng trên gần ức xuất phát từ bệnh lý có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé như:
Khi cơn đau kéo dài, có thể gây mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng khiến >sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi không đủ dưỡng chất để phát triển một cách khỏe mạnh, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai lên mức cao.
Những cơn đau ở vùng thượng vị là nguyên nhân khiến tính khí mẹ bầu trở nên gắt gỏng, người mệt mỏi triền miên, khó có thể nghỉ ngơi một cách thoải mái, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và không tốt cho sự phát triển của bé.
Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi, những bộ phận khác trong cơ thể mẹ bầu như gan, lá lách, túi mật và tuyến tụy cũng có nguy cơ bị tổn thương cao.
Quá trình điều trị những vấn đề này trong khi mang thai do cơ thể mẹ bầu tương đối nhạy cảm sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến những triệu chứng sẽ thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu.
Cách giải quyết tình trạng đau bụng trên gần ức khi mang thai mà mẹ bầu có thể áp dụng để giảm cảm giác đau nhức bằng những cách sau:
- Nên chọn những bộ trang phục thoải mái, rộng rãi với chất liệu mềm mại để tốt cho sự lưu thông máu, dễ dàng hít thở và tránh được sự cọ xát nhiều ở vùng bụng.
- Không nên ăn quá no sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Thay vào đó, mẹ bầu có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đa dạng và đầy đủ dưỡng chất.
- Có thể tắm bằng nước ấm vừa phải giúp cơ thể thoải mái, kích thích lưu thông máu, hoặc dùng túi nước ấm chườm một cách nhẹ nhàng vào vùng bụng với thời gian và độ nóng thích hợp.
- Nên chú ý nghỉ ngơi, thư giãn nhiều, tránh làm việc quá sức, thức khuya, tự tạo áp lực cho bản thân.
- Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, uống đủ nước mỗi ngày và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nếu tình trạng đau bụng trên khi mang thai kéo dài, mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào hay những phương pháp giảm đau khác, nhất là khi có những dấu hiệu khác như vùng bụng bị sưng đỏ, nứt, người mệt mỏi, buồn nôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày...
>>> Xem thêm:
- Bà bầu đau bụng bên phải ngang rốn có gây sẩy thai không?
- bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn và những kiểu đau bụng khi mang bầu.
Cách tốt nhất nên đến bệnh viện để làm kiểm tra, nhận được sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho thai nhi lẫn sức khoẻ của người mẹ.
Như vậy, bà bầu đau bụng trên gần ức không phải là tình trạng hiếm gặp. Khi những cơn đau xảy ra, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi, thư giãn thả lỏng cơ thể để làm giảm cảm giác đau.
Trong trường hợp cơn đau xuất hiện thường xuyên và không thuyên giảm, nên lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.