Bà bầu ăn cá chép và những lợi ích cực kỳ tốt trong thai kỳ mà cả nhà nên biết.
Từ xa xưa ông bà ta đã truyền tai nhau những công dụng tuyệt vời khi bà bầu ăn cá chép tẩm bổ sẽ giúp em bé sinh ra trắng trẻo hồng hào. Tuy nhiên không phải món nào ăn càng nhiều sẽ càng cung cấp nhiều dưỡng chất, đôi khi làm dụng quá sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy trong thời kỳ mang thai, ăn cá chép vào giai đoạn nào với khẩu phần như thế nào là đủ. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu thật kỹ nhé.
Cá chép hay còn gọi là lý ngư là loại cá nước ngọt, ít bị nhiễm thuỷ ngân, có thịt dày, ít xương găm, vị ngọt, lành tính được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, thường có mặt trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Thịt cá chép chứa nhiều thành phần >dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, bên cạnh đó cá chép còn là một bài thuốc quý có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, giúp điều hòa tuần hoàn, hồng hào khí sắc.
Nếu cá chép có nhiều giá trị dinh dưỡng như vậy, nhưng đối với người mang thai có thể chất đặc biệt thì bà bầu ăn cháo cá chép sẽ có tác dụng gì?
Không chỉ ông bà ta khuyến khích bà bầu ăn cá chép để em bé sinh ra trắng trẻo hồng hào mà trong y học cổ truyền cũng đã nêu ra ăn cá chép giúp an thai. Ngày nay y học hiện đại cũng chỉ ra trong thịt cá chép có chứa vitamin B1, vitamin B2, vitamin E, cùng nhiêu nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, magie, valine...
Bên cạnh đó còn giàu protein amino acid, omega – 3, chất béo bão hòa thấp sẽ giúp em bé trong bụng mẹ phát triển khoẻ mạnh, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Đối với >mẹ bầu, ăn cháo cá chép còn làm giảm chứng sưng phù, chống viêm, tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá, hệ tim mạch, trẻ hoá làn da.
Hàm lượng protein trong thịt cá chép cũng biến động theo mùa, phong phú nhất vào mùa hè, và giảm lượng protein vào mùa đông. Như vậy cá chép vào mùa hè là có giá trị dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên dù có biến động nhưng protein trong thịt cá chép vẫn giàu giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp cho mẹ bầu, chống mỏi lưng và mát sữa.
Dù biết thịt cá chép rất tốt đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên nhiều chị em cũng vô cùng băn khoăn về vấn đề >bà bầu ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy là tốt nhất.
Thời điểm vàng để mẹ bầu ăn món cháo cá chép tẩm bổ chính là tam cá nguyệt đầu tiên. Tức là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, mọi tế bào của thai nhi chỉ vừa mới hình thành, cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển trí não, bà bầu ăn cháo cá chép sẽ giúp cả mẹ lẫn bé hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng.
Ăn vào buổi sáng: Đây là thời điểm lý tưởng trong ngày để bà bầu thưởng thức món cháo cá chép. Sau một giấc ngủ dài, các thức ăn trong bao tử đã được tiêu hoá hết. Chính vì thế vào buổi sáng ăn cháo cá chép bổ sung năng lượng, khiến tinh thần phấn chấn cho cả mẹ và bé là vô cùng thích hợp.
Ăn vào bữa phụ: Thông thường thời gian giữa hai bữa ăn chính mẹ bầu thường có cảm giác đói nhẹ, thiếu hụt năng lượng khi làm việc nhiều chính vì thế ăn thêm bữa phụ là điều cần thiết. Không còn gì tuyệt vời hơn món cháo cá chép vừa giúp lót dạ vừa nuôi dưỡng bé khỏe mạnh.
Ăn vào buổi khuya: Bình thường hạn chế ăn khuya sẽ rất tốt, tuy nhiên đối với bà bầu lại khác, không nên kìm nén cơn đói thay vào đó ăn thêm một chén cháo cá chép với dạng lỏng sẽ tốt cho đường tiêu hoá, và cơ thể dễ dàng hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng cho một đêm dài.
Bà bầu ăn cháo cá chép có tốt không? Câu trả lời chính là có. Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau đây:
Trong dân gian thường truyền miệng rằng cá chép mua về chỉ cần rửa sạch giữ luôn mật nấu nguyên con thì khi ăn mới đạt hiệu quả cao. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi vì mang, vảy cá, ruột là nơi chứa nhiều vi khuẩn cần làm sạch sẽ, và nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho cả mẹ và bé.
Mật cá chép chứa nhiều chất acid gây hại, hơn 90% là Cyprinol sulfate, đặc biệt là chất độc tetrodotoxin nếu ăn phải bà bầu có nguy cơ bị suy hô hấp, người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, nặng hơn dễ dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa, suy gan... Cho nên khi sơ chế cần lưu ý loại bỏ hoàn toàn mật cá.
Cháo cá chép là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên đối với bà bầu chỉ nên bổ sung món này vào khẩu phần ăn của mình với tần suất từ 1 – 2 lần/ tuần là đủ. Ngoài món cháo cá chép mẹ bầu có thể thay đổi cách chế biến khác nhau như canh cá chép, cháo cá chép kết hợp đậu đỏ, cá chép hấp... Để đổi mới khẩu vị tránh nhàm chán.
Tuyệt đối không ăn cháo cá chép khi đang đói, vì lượng purin sẽ tăng cao chuyển hoá thành axit uric gây tổn thương đến các khớp xương và các mô, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout ở mẹ bầu.
- Cá chép 1 con khoảng 500gr (nên chọn mua cá còn sống chắc thịt sẽ ngon và dễ làm hơn.
- Gạo tẻ, gạo nếp.
- Gia vị: hạt nêm, đường, bột ngọt, nước mắm, tiêu, hành lá, gừng.
Thịt cá
Cá chép mua về làm sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn mật cá. Cạo bớt phần đen nhớt trên da cá, để ráo nước. Có thể khử mùi tanh của cá bằng một ít rượu trắng, hoặc chà sát bằng gừng và muối.
Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, bỏ thêm một vài lát gừng đập dập để khử mùi. Đợi nước sôi già bỏ cá chép vào luộc chín. Sau đó vớt cá ra để nguội, tiến hành gỡ bỏ xương lọc lấy phần thịt cá để riêng.Ướp phần thịt cá với một ít tiêu, nước mắm và hạt nêm cho đậm vị và dậy mùi.
Bắc một cái chảo nóng, cho thêm xíu dầu ăn, hành lá và hành khô phi thơm. Bỏ phần thịt cá vào chảo đảo đều cho đến khi thịt săn lại thì ngừng.
Phần cháo
Vo gạo thật sạch, có thể ngâm khoảng 60 phút để gạo nở sẽ nấu nhanh hơn. Cho hết gạo vào nồi nước luộc cá ninh nhừ trong khoảng 30 – 40 phút. Lúc đầu nên để lửa lớn để nước mau sôi là làm hạt gạo bung nở. Đến khi thấy cháo đã chín thì vặn lửa nhỏ để hạt cháo nhừ, mịn. Lưu ý nên kiểm tra thường xuyên và khuấy đều để phần cháo không bị dính ở đáy nồi.
Sau khi cháo đã chín thì bỏ phần thịt cá đã nấu vào nồi cháo trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất. Cuối cùng múc ra bát rắc thêm một ít hạt tiêu, hành lá lên bề mặt vậy là mẹ bầu có thể thưởng thức món cháo thơm ngon rồi.
Với giá trị dinh dưỡng cao, bà bầu ăn cá chép trong thai kỳ vào đúng thời điểm và khẩu phần hợp lý sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời giúp bé khoẻ mẹ an tâm. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ thực sự hữu ích, giúp mẹ bầu sẽ biết thêm về một món ăn cực kỳ tốt cho >sức khỏe.