Duy trì thói quen vệ sinh lành mạnh nên bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ. Giống như việc bạn dạy trẻ ăn uống lành mạnh và tắm rửa hàng ngày, bạn cũng phải dạy trẻ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và cạo lưỡi hai lần mỗi ngày để tránh các vấn đề về răng miệng.

Linh Chi (Dịch) 07:35 15/09/2022
Ảnh minh họa: Internet

Cùng với đó, bạn cũng phải để ý những thói quen không lành mạnh mà con bạn có thể mắc phải trong khi đánh răng có thể không tốt cho >sức khỏe răng miệng của chúng. Một số trẻ phát triển từ những thói quen này, trong khi những trẻ khác tiếp tục bước vào tuổi thiếu niên mà không nhận ra thói quen ấy đang gây hại cho sức khỏe răng miệng của mình như thế nào.

Dưới đây là 5 điều bạn cần để ý nhắc nhở con.

Mút ngón tay cái

Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh có thói quen mút ngón tay cái từ khi còn trong bụng mẹ. Nó chủ yếu là không tự nguyện và thường giúp xoa dịu chúng. Nhưng tiếp tục thói quen này có thể gây trở ngại cho cấu trúc xương hàm và răng của trẻ.

Trong khi mút ngón tay cái, lưỡi đẩy răng mỗi khi trẻ nuốt. Răng cửa của chúng có thể chìa ra và tạo ra dị tật ở miệng và răng. Điều quan trọng là làm cho con có ý thức về thói quen này và giúp con loại bỏ nó.

Mang bình bú đi ngủ

Ảnh minh họa: Internet

Để xoa dịu con quấy khóc, nhiều bậc cha mẹ đưa bình sữa cho con ngậm bú khi con đi ngủ. Điều họ không nhận ra là thói quen này khá có hại. Việc trẻ bú bình có thể dẫn đến sâu răng, đau và nhiễm trùng miệng. Nó cũng có thể là một lý do gây sâu răng sớm ở trẻ em. Để ngăn ngừa, hãy cho chúng ăn trước, lau miệng và cho chúng uống một ngụm nước trước khi ngủ.

Cắn móng tay

Ảnh minh họa: Internet

Một số trẻ có thói quen xấu là cắn móng tay. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ sứt, mẻ và mòn răng. Thói quen cắn móng tay cũng có thể làm tổn thương mô nướu do móng tay bị trầy xước. Trong trường hợp niềng răng, nguy cơ mất răng còn cao hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ móng tay cũng có thể lây lan trong miệng rồi đến bụng dẫn đến bệnh cúm dạ dày.

Nghiến răng

Thói quen phổ biến ở những đứa trẻ có cha mẹ hay nghiến răng vào ban ngày hoặc ban đêm. Nguyên nhân chính đằng sau thói quen này có thể là do yếu tố di truyền, hoặc răng không đúng vị trí, thiếu hụt hoặc giun trong ruột.

Nghiến răng có thể dẫn đến tăng độ nhạy cảm và thậm chí là mất răng. Nghiến răng là một vấn đề phức tạp ở trẻ em và bạn có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Chải răng quá mạnh

Ảnh minh họa: Internet

Đánh răng là bước đầu tiên và thiết yếu của thói quen vệ sinh lành mạnh. Chải nhẹ răng trong 2 phút sẽ loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn. Nhưng chải quá kỹ hoặc chải quá mạnh có thể làm hỏng men răng và làm tăng ê buốt răng. Nó cũng có thể khiến mô nướu bị co lại.

Theo Times of India

Linh Chi (Dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe