Cha mẹ nào cũng muốn con cái làm điều đúng và không muốn phải mắng con, tuy nhiên đó là một phần cần thiết trong quá trình nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên trong quá trình giáo dục, uốn nắn con cái, cha mẹ có thể mắc phải một số sai lầm khiến hành vi của trẻ càng tệ hơn.
Dưới đây là những sai lầm cha mẹ nên tránh.
Có lẽ không một phụ huynh nào có thể nói rằng họ chưa từng bị con cái làm mất kiểm soát và phải to tiếng với con.
Tuy nhiên, việc quát tháo liên tục, thường xuyên sẽ không giúp cải thiện hành vi của con bạn.
Theo các chuyên gia tại VeryWellFamily, điều đó sẽ khiến trẻ dần dần "bỏ ngoài tai" lời của cha mẹ và không làm theo những gì phụ huynh nói.
Trẻ em làm quen với tiếng quát tháo rất nhanh, nên dù cha mẹ có lớn tiếng thì trẻ cũng sẽ chẳng có cảm giác gì nữa và tiếp tục làm theo ý mình.
Nếu cha mẹ liên tục bảo con phải làm gì hay nhắc con mãi những việc phải làm, thì tức là bạn đang truyền thông điệp cho con rằng con không cần phải chịu trách nhiệm với những việc đó.
Trẻ sẽ cho rằng mình không cần phải nhớ điều gì, vì lúc nào cũng có cha mẹ nhắc nhở, và kết quả là trẻ không tự nỗ lực.
Nếu cha mẹ thường xuyên đe dọa con về những thứ như cắt đồ ăn vặt/không cho xem điện thoại/cắt tiền tiêu vặt, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cha mẹ không thực sự nghiêm khắc với những lời đe dọa đó.
Trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ không định tước những thứ đó đi dù mình có hành vi hư.
Một kiểu đe dọa sai lầm khác của cha mẹ là dọ a "gọi chú công an" khi con hư.
Nếu bạn sắp sửa đưa ra một lời đe dọa, thì đó cần là điều mà bạn thực sự định làm.
Cách dạy con nhất quán sẽ giúp con ghi nhớ lời dạy của cha mẹ và cải thiện hành vi của mình.
Cha mẹ không bao giờ nên dùng hình phạt kiểu bêu riếu con để uốn nắn con ngoan hơn.
Cách này sẽ không giúp ích gì, thậm chí còn ảnh hưởng >sức khỏe tâm thần của trẻ về lâu dài cũng như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Những hình phạt bêu riếu có thể là bắt trẻ đeo tấm biển ghi những lỗi sai trẻ mắc phải, vân vân.
Kiểu trách phạt đó khả năng cao sẽ làm trẻ tức giận và càng hành xử tệ hơn.
Những hình phạt không liên quan với hành động trẻ làm có thể khiến trẻ bối rối.
Ví dụ như trẻ không chịu chia sẻ đồ chơi với bạn và bị phạt viết 100 lần "Con phải chia sẻ", điều đó sẽ không làm thay đổi hành vi của trẻ.
Cách phạt này không giáo dục cho trẻ chút gì về cách giải quyết vấn đề và chia sẻ hợp lý với bạn bè.
Thay vào đó, cha mẹ nên dùng những hình phạt có liên quan và logic với lỗi mà trẻ mắc.
(Theo The Sun)