Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu thông minh giả tạo, bố mẹ nên gấp rút chỉnh sửa ngay nếu không sẽ dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng sau này.
Chẳng có bố mẹ nào muốn con mình là một đứa trẻ ngốc nghếch. Khi được người khác khen con cái lanh lợi, thông minh, bố mẹ chắc chắn sẽ rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng trên thực tế, có nhiều kiểu thông minh khác nhau, có những đứa trẻ thực sự giỏi giang, rất đáng để khen ngợi. Nhưng ngược lại, cũng có những đứa trẻ mặc dù là "con nhà người ta" nhưng khi quan sát kỹ, chúng có những dấu hiệu thông minh giả tạo, bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
Những dấu hiệu thông minh giả tạo ở con cái, bố mẹ cần chú ý!
Trong cuộc sống hàng ngày, không khó để nhận thấy có những đứa trẻ thường được khen thông minh lanh lợi nhưng điểm số hay ở khía cạnh nào đó của chúng lại có vấn đề. Những đứa trẻ có dấu hiệu thông minh giả tạo này nếu không được bố mẹ kịp thời sửa chữa, tương lai sẽ rất bấp bênh và gặp nhiều trắc trở.
Trẻ có thể ngồi chăm chú xem bộ phim hoạt hình yêu thích tận 1 tiếng nhưng khi học chỉ mới 15 phút đã mơ màng. Rõ ràng khả năng tập trung của trẻ không hề kém, xem TV rất chăm chú. Thế nhưng thực tế, đây là kiểu tập trung thụ động. Trẻ không sử dụng bộ não của mình mà chỉ xem nội dung hình ảnh.
Trong quá trình đọc và học, trẻ cần liên tục suy nghĩ, não bộ hoạt động hết công suất, điều này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và thường kiếm cớ lười biếng.
Nhiều bố mẹ khuyến khích con cái rằng, chỉ cần tập trung học cho tốt, mọi thứ khác đã có bố mẹ lo. Kết quả là con cái ngoài việc học chúng không thể làm gì khác, cũng không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Suy cho cùng, con cái rồi cũng phải rời xa bố mẹ, hòa nhập vào tập thể và xã hội sau này. Vì thế, việc rèn cho con cái thói quen tự lập ngay từ sớm là điều bố mẹ cần làm.
Một số trẻ rõ ràng có IQ cao nhưng chỉ cần một lần không đạt điểm cao, chúng sẽ khóc và tự trách bản thân mình. Chúng có xu hướng xem thất bại này là một cú sốc rất khó vượt qua. Những đứa trẻ như thế này sau này sẽ rất khó thích nghi với môi trường mới.
Đối với những đứa trẻ có tâm lý yếu, sợ thất bại, bố mẹ cần phải điều chỉnh kịp thời để khôi phục sự tự tin cho trẻ. Suy cho cùng, mỗi thất bại đều là bài học đáng giá ai cũng cần phải trải qua. Dù có IQ cao đến đâu nếu EQ kém thì trẻ cũng không thể thích nghi được với cuộc sống xã hội đầy tính cạnh tranh như hiện nay.
Việc tự ý xen vào khi người khác đang nói, đang làm là một hành vi rất khó chịu và bất lịch sự. Chẳng có ai thích bị người khác chen ngang như vậy.
Nếu trẻ còn nhỏ, chưa ý thức được việc tự ý xen vào người khác như vậy, bố mẹ nên kịp thời sửa chữa cho con mình ngay. Đây là một thói quen xấu cần phải thay đổi cho trẻ ngay từ nhỏ.
Chia sẻ là một đức tính tốt cần có ở mỗi người và trẻ nên được rèn luyện ngay từ nhỏ. Khi chia sẻ một thứ gì đó cho người khác, người cho cảm thấy vui và người nhận cảm thấy hạnh phúc.
Hiện nay, rất nhiều đứa trẻ sinh ra là con một trong gia đình, được bố mẹ chiều chuộng nên dễ nảy sinh tính ích kỷ. Một đứa trẻ như vậy dù thông minh, học hành giỏi giang đến mấy cũng không được người khác quý mến. Thậm chí trong lớp, việc không đoàn kết, không chia sẻ, không hòa nhập với các bạn sẽ khiến chúng bị cô lập.
Tóm lại, khi nhận thấy con mình có dấu hiệu thông minh giả tạo như trên, bố mẹ nên chỉnh đốn và thay đổi, nếu không tương lai trẻ sẽ gặp nhiều bất lợi.