Có rất nhiều quy tắc trong gia đình nhưng các điều sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc. Con cái sẽ trở nên ngoan ngoãn, hiếu thảo
1. Luôn lễ phép
Lễ phép là một đức tính cần dạy cho trẻ từ sớm. Qua đó, trẻ sẽ học cách tôn trọng người lớn tuổi. Các bé sẽ biết lễ phép với không chỉ người trong nhà mà còn với những người bên ngoài. Con cũng tập được lối sống nề nếp và biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Khi đứa trẻ biết kính trên nhường dưới, biết chào hỏi người lớn tuổi, đặc biệt với ông bà, người thân trong gia đình, con cũng sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác. Sự lễ phép ở trẻ còn là biểu hiện giáo dục của bố mẹ. Người ngoài sẽ nhìn vào và đánh giá trẻ có phải được nuôi dạy từ 1 gia đình có đạo đức, nguyên tắc hay không?
2. Tuân thủ giờ giấc theo quy định
Đối với con cái, cha mẹ nên áp dụng giờ "giới nghiêm". Con sẽ chỉ được phép ở ngoài đến 1 khung giờ nhất định nào đó và không được về trễ.
Đặt ra giờ đi ngủ cũng rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp trẻ không thức quá khuya, ngủ đủ giấc. Việc đặt ra giờ giấc trong nhà rất là quan trọng, đặc biệt khi gia đình bạn có con gái. Nếu 1 bạn gái thường xuyên đi sớm về muộn, hoặc đi qua đêm không về nhà, con sẽ dễ bị người khác nhìn vào đánh giá.
Mặt khác, việc đi chơi đêm cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm rủi ro. Con có thể gặp các đối tượng xấu, những kẻ biến thái...
Muốn con cái tuân thủ giờ giấc theo quy định, cha mẹ cũng phải làm gương. Không có người bố, người mẹ nào thường xuyên về muộn lại có thể yêu cầu con về đúng giờ được cả. Một số quy định giờ giấc nên áp dụng như thức dậy đúng giờ cùng ăn sáng với gia đình, về nhà trước giờ ăn tối, thời gian chơi game, xem TV mỗi ngày..
3. Tôn trọng quyền riêng tư của nhau
Những cách thực tế mà bạn có thể thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư của con cái:
Gõ cửa trước khi vào phòng
Hỏi trẻ trước khi “đụng” vào cặp sách đi học của trẻ
Hỏi trẻ xem con có muốn bạn ở cùng khi đi khám bác sĩ hay không.
Bạn cũng có thể thảo luận với con về vấn đề riêng tư, thiết lập một số quy tắc và đặt ra một số ranh giới giữa bạn và trẻ. Những điều này có thể thay đổi khi trẻ lớn lên.
Bạn cũng có thể nói với con về những tình huống mà bạn cần phải vượt qua ranh giới đã thỏa thuận. Ví dụ, bạn sẽ “phá luật” khi lo lắng có điều gì đó không đúng đang xảy ra với con.
Để thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư của con cái, tốt nhất bạn nên tránh làm những điều sau:
Nghe lén trẻ nói chuyện điện thoại
Nhìn mọi thứ trong phòng hoặc trong ngăn kéo tủ đồ riêng của trẻ
Đọc nhật ký hoặc kiểm tra tài khoản email của trẻ
Tìm cách thăm dò trẻ trên mạng xã hội
Gọi điện thoại kiểm tra trẻ mọi
4. Dạy trẻ trân trọng những gì đang có
Vật chất của cải, danh tiếng sự nghiệp, sắc đẹp,… là những ham muốn của phần đông mọi người. Khi có được càng nhiều thứ trong tay, chúng ta càng bị cuốn sâu vào vòng xoáy ám ảnh phải đạt được thêm nữa. Và cho đến khi thời gian không còn nhiều, ta mới hiểu ra rằng chẳng có vạch đích cuối cùng, núi cao vẫn sẽ có núi cao hơn. Những gì đổ máu để theo đuổi, hoá ra không đổi lại được hạnh phúc. Khi đó năm tháng tuyệt vời nhất đã lùi lại phía sau, chẳng thể quay về.
Cuộc sống mưu sinh vô tình khiến ai nấy đều hối hả xoay vần, tất bật với những “vạch đích” mới, rồi lại thêm một “vạch đích” mới hơn. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, đi đến cuối cuộc đời, mình sẽ mang theo được gì?
Nếu biết trăm năm là hữu hạn, chi bằng ta trân trọng hơn những hạnh phúc giản đơn đang hiện hữu xung quanh mình. Hãy trân trọng và biết ơn những gì mình đang có, trước khi thời gian dạy cho bạn biết phải trân trọng những gì mình đã từng có. Đó là những gì bạn cần dạy cho con.