Các bậc phụ huynh thường lo lắng khi thấy con chậm phát triển hơn các bé cùng trang lứa. Hãy xem lại quá trình sinh hoạt hằng ngày của con để kịp thời thay đổi nhé.

Ngọc Thư (t/h) 12:40 20/09/2022

 

Chậm tăng trưởng là gì?

Trường hợp trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi nêu trên được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao. Trường hợp này bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa bé đi khám và tầm soát các yếu tố chậm tăng trưởng chiều cao sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trường hợp trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi nêu trên được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao

Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng trưởng:

Các bậc phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để nhận biết con mình bị chậm tăng trưởng như: lùn, chậm tăng trưởng chiều cao, đối với trẻ có cân nặng bình thường sẽ có dáng vẻ mập mạp, vẻ mặt "non" hơn so với tuổi,... Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu: Chiều cao không đạt được các cột mốc theo độ tuổi hoặc chiều cao tăng trưởng chậm (<5cm/năm đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên) thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt. Như vậy, trẻ có thể đạt được chiều cao bình thường khi trưởng thành.

Rất nhiều trẻ vị thành niên chậm tăng trưởng (phần lớn là do thiếu hormone tăng trưởng) sẽ cảm thấy tự ti về bản thân, ví dụ như chiều cao thấp bé hơn, chậm trưởng thành hơn. Cụ thể, các bé gái sẽ không hoặc chăm phát triển ngực, các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì, việc này khiến trẻ trở nên khác biệt đối với bạn bè cùng tuổi.

1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Chiều cao có tác động của di truyền khoảng 23%. Nếu cha mẹ lùn thì chiều cao của con cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 77% yếu tố khác tác động tới chiều cao. Bởi vậy, nếu bố mẹ thấp mà muốn con cao thì hãy chú trọng hơn cho con về >dinh dưỡng, thể thao, giấc ngủ và môi trường để con không thua kém bạn bè về chiều cao và thể lực.

2. Cho con ăn quá nhiều trước khi ngủ

Khi ăn nhiều, buộc dạ dày sẽ tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên hệ tiêu hóa của con còn yếu, cộng với việc tư thế nằm ngủ sẽ tạo điều kiện để dịch vị trào lên cổ họng bé, điều này có thể làm bỏng cổ họng trẻ

Ảnh minh họa: Internet

Khi cho con bạn ăn nhiều trước khi đi ngủ, thức ăn sẽ không thể tiêu hóa kịp thời. Vì khi ăn nhiều, buộc dạ dày sẽ tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên hệ tiêu hóa của con còn yếu, cộng với việc tư thế nằm ngủ sẽ tạo điều kiện để dịch vị trào lên cổ họng bé, điều này có thể làm bỏng cổ họng trẻ, gây nguy hiểm cho trẻ. Điều này không những không tốt cho cả hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng lớn đến chiều cao khi cơ thể không tổng hợp được chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển xương.

3. Trẻ ăn quá mặn, ngọt, nhiều dầu mỡ

Nếu như thức ăn quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm khả năng hấp thu Canxi, vitamin D, kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ, tăng nguy cơ béo phì, dễ mắc phải các bệnh tim mạch thì thức ăn mặn cũng sẽ làm tăng sự bài tiết của khoáng chất qua đường tiết niệu, làm giảm sự hấp thu vitamin, khoáng chất cần thiết. 

Đây đều là những nguyên nhân gây cản trở quá trình phát triển chiều cao mà bố mẹ cần thực sự lưu ý hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc mặn hết mức có thể, thay vào đó chú trọng đến việc cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho chiều cao phát triển vượt trội.

4. Ăn thừa chất

Ăn thừa chất hơn nhu cầu cơ thể có thể tác động xấu tới sức khỏe và thể lực của bạn với nhiều hậu quả tai hại như tăng cân, hại thận...

Ảnh minh họa: Internet

Nhiều phụ huynh quan niệm, càng cho con ăn nhiều thịt cá, con sẽ càng khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là không thiên về bất kỳ sản phẩm nào mà cần phải đảm bảo đầy đủ, cân đối các dưỡng chất cần thiết như: Tinh bột, đạm, béo, vitamin, khoáng chất có trong thịt, cá, trứng, sữa… để tiếp thêm năng lượng, giúp xương phát triển. 

Nếu tập trung quá nhiều vào những thực phẩm giàu đạm, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẽ phải làm việc mệt mỏi, gây rối loạn tiêu hóa, dễ dẫn đến táo bón, béo phì gây ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao của trẻ.

Ngọc Thư (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe