Cổ nhân có câu: “Gia hữu cố lão vật vi tam sự”, nghĩa là trong nhà có cha mẹ qua đời thì có ba việc không nên làm, nếu không gia vận sẽ sa sút.
Tăng Tử từng răn dạy, con cái thận trọng lo tang lễ cho cha mẹ, thành kính lo cúng tế tổ tiên, như vậy mới có thể làm cho phong tục, đạo đức của xã hội hướng theo sự trung hậu thành thật.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, lễ tang tế bài là một biểu hiện quan trọng của lòng hiếu thảo. Vì vậy, văn hóa tang lễ truyền thống càng thêm long trọng, họ đều mong muốn chôn cất đàng hoàng cho >cha mẹ đã khuất, bởi vì đây cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo. Ngoài việc báo hiếu ra, người xưa coi trọng tang lễ còn có một yếu tố quan trọng nữa đó là vận may của gia đình, chẳng hạn như cầu phúc cho đời sau.
Ảnh minh họa.
Với ý nghĩa này, khi bố mẹ vừa qua đời, người xưa rất thận trọng và có nhiều điều cần kiêng kị.
Con cái tranh giành tài sản của gia đình
Trên thực tế, sự việc này rất phổ biến trong cuộc sống, đó là sau khi cha mẹ qua đời, con cái trong gia đình tranh giành tài sản với nhau, ngay cả thân tình cũng không để ý, thậm chí có người còn quay lưng lại với nhau trước tòa.
Với những đứa con cái vì gia sản này, ngay cả huyết nhục tình thân cũng có thể không cần, đến cha mẹ còn không bằng việc để lại tài sản cho họ.
Nếu nhìn thấy máu mủ ruột thịt của mình quay lưng lại với nhau, linh hồn của cha mẹ trên trời có thể không phù hộ cho họ. Để tranh giành gia sản mà trở mặt, gia đình như vậy sớm muộn gì cũng sẽ đi xuống.
Ảnh minh họa.
Tận tình hưởng lạc khi chưa hết tang
Trước đây đặc biệt coi trọng việc để tang, sau khi người thân qua đời, con cái phải để tang ba năm. Trong thời gian để tang không được mặc đồ xanh đỏ, càng không được ăn uống hưởng lạc.
Tại sao cha mẹ mất phải tròn 3 năm để tang báo hiếu? Vì đứa con phải ôm ấp 3 năm mới có thể rời khỏi vòng tay cha mẹ.
Tục lệ giữ chữ hiếu ba đời của người xưa nghe có vẻ cổ hủ, nhưng thực ra lại có lý. Kỳ thực, khi còn bé cha mẹ ôm chúng ta trong tay, đâu chỉ ôm 3 có năm. Nếu cha mẹ qua đời, con cái liền tận tình đắm chìm trong nhục dục, chẳng phải là bất nhân bất nghĩa sao? Cho nên thủ tang chưa hết tận tình hưởng lạc, đây được coi là khởi đầu cho sự suy tàn của gia đình.
Có sự thay đổi lớn trong gia phong
Khổng Tử nói: “Phụ tại quan kỳ chí, phụ một quan kỳ hạnh, tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ”; nghĩa là, cha còn thì xem nơi chí của con, cha mất xem ở nết của con, ba năm không thay đổi đạo của cha, có thể gọi là hiếu thảo vậy.
Gia đình thời xưa đều do cha mẹ làm chủ, con cái phải tuân thủ quy củ, mỗi lời nói, hành động đều là cha mẹ quản giáo và ước thúc. Sau khi cha mẹ qua đời, con cái vẫn có thể tuân theo lời dạy của cha mẹ, có thể giữ gìn gia phong, gia huấn nhất quán, kiên trì, đó chính là kiên trì hiếu đạo, đáng khen ngợi.
Nếu cha mẹ qua đời, con cái mất tự chủ, bắt đầu ngỗ nghịch, không thể tiếp nối truyền thống tốt đẹp và nề nếp gia phong, muốn làm gì thì làm như ngựa hoang chạy lung tung, gia đình nhất định sẽ có sự suy sụp.