Không phải sinh nở, nuôi dạy con cái mới là điều vắt kiệt tâm sức nhất. Hơn nữa đặc tính giữa nam và nữ khác biệt, nên cách giáo dục cũng khác nhau.
Một chuyên gia tâm lý đã kể một câu chuyện: Cha của cậu bé nọ luôn dùng đòn roi để giáo dục con cái. Cũng bởi vậy, khi đứa trẻ phạm lỗi, ông luôn giáo dục con bằng cách đánh mắng thay vì ngồi lại trò chuyện.
Những người hàng xóm luôn nói: “Khổ thân thằng bé, tội nghiệp nó quá”. Dù được góp ý nhưng cha cậu bé vẫn tự ý thích làm gì thì làm đó. Đứa trẻ luôn bị đánh chửi như vậy cho tới năm cậu bé lên 15 tuổi, phát triển cao lớn và có thể lực như cha mình.
Có lần, cậu bé bóp cổ mẹ nói mình muốn được đưa đi gặp bà ngoại. Cậu cũng gửi tin nhắn cho cha. Cậu nói nếu về nhà thì sẽ giết ông. Cha mẹ cậu bé sợ rằng tinh thần con trai có vấn đề nên đưa đến viện kiểm tra. Kết quả được chẩn đoán cậu bé bị tâm thần phân liệt giai đoạn đầu.
Lúc này cha mẹ cậu mới thấy vô cùng hối hận, nhận ra có thể là do cách giáo dục thô bạo của mình. Tuy nhiên, trên đời này nào có thuốc cho sự hối hận.
Nếu có con trai ở nhà, cha mẹ nên biết cách giáo dục con và đừng nghĩ rằng chỉ dùng đòn roi giáo dục là đủ. Muốn thực sự tốt cho con, bạn phải nắm được 3 điều cấm kỵ sau đây để con bạn tránh đi đường vòng, ít chịu khổ hơn.
Khi giáo dục trẻ đôi lúc đánh mắng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên phải chú ý đến độ tuổi và phương pháp. Nếu trẻ dưới 10 tuổi mắc lỗi, sau khi giảng giải bằng lời mà không sửa thì có thể động tay chân. Một vài cái phạt vào mông đứa trẻ khiến nó cảm thấy đau đớn và sợ hãi. Hoặc dùng hình thức phạt đứng, trừ tiền tiêu vặt một tháng để con nhận ra lỗi lầm của mình và không dám tái phạm lần sau.
Cách giáo dục nghiêm khắc trước 10 tuổi này rất hữu ích, nó có thể khiến con trai cảm thấy sợ cha mẹ và có sự ước thúc, ràng buộc.
Nhưng sau 10 tuổi, khi trẻ đã có ý kiến riêng và bắt đầu suy nghĩ độc lập, cha mẹ không dùng đòn roi được nữa. úc này trẻ gần như đã định hình được nhận thức mọi việc. Do đó cha mẹ đánh nhiều hơn nữa không có tác dụng, dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn.
Vì vậy, lúc này nên hạn chế không được đánh con. Cần giáo dục nhiều hơn để con cái họ có cảm giác về giới hạn.
Cách cha mẹ đối xử với con trai và con gái trong giáo dục vẫn có sự khác biệt lớn, nếu con gái khóc, cha mẹ sẽ đau lòng. Tuy nhiên nếu con trai khóc, cha mẹ thường sẽ mắng cậu bé phải “kiên cường”, thậm chí tát cậu thêm vài cái vì họ cho rằng con trai không được khóc, hãy mạnh mẽ và bản lĩnh. Nhưng trên thực tế, điều này không đúng, nghiên cứu khẳng định rằng các bé trai cùng tuổi dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhiều hơn các bé gái.
Không cho con khóc là không cho phép những cảm xúc tiêu cực của con bộc lộc ra. Như vậy, cảm xúc của con bị tích tụ. Khi trưởng thành, con không biết làm sao để bộc lộ những cảm xúc đó nên rất dễ nghĩ quẩn.
Con trai cũng là trẻ con, chúng nên được phép bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách khóc.
Cha mẹ nên có ý thức giữ thể diện cho con cái, không nên chỉ trích con trước mặt người khác. Dù là trẻ em nhưng chúng cũng cần được tôn trọng. Đổ lỗi cho trẻ trước mặt người ngoài sẽ chỉ khiến trẻ không cảm phục, còn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Con trai cũng nhạy cảm và cần được tôn trọng. Dù có sai nhưng tốt nhất cha mẹ không nên giáo dục con trước mặt người ngoài. Tốt nhất bạn nên đợi cảm xúc lắng dịu và tìm riêng tư để chia sẻ cùng con.