Nếu không được bố mẹ phát hiện sớm, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trường hoặc hòa nhập xã hội.

Linh Chi (t/h) 10:18 04/09/2022

Rối loạn >tăng động giảm chú ý (hay được gọi là ADHD) là một chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung của con trẻ. Khi mắc phải, trẻ sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trường hoặc hòa nhập xã hội nếu không được bố mẹ phát hiện sớm.

Tuy nhiên, ADHD rất khó để phát hiện bởi nó thường giống với các chứng rối loạn khác như chứng khó đọc.

Irina Gorelik - nhà tâm lý học trẻ em tại Williamsburg Therapy Group cho biết: "Không dễ để chẩn đoán ADHD từ một cuộc trò chuyện hoặc cuộc phỏng vấn với trẻ".

Có ba biểu hiện của chứng bệnh này:

Tăng động - bốc đồng: Trẻ cảm thấy bồn chồn và khó kiểm soát hành vi

Thiếu chú ý: Dễ bị phân tâm bởi những yếu tố ngoại cảnh

Kết hợp: Xuất hiện cả hai dạng trên

Trước khi điều trị, bạn nên nhờ bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác. Tuy nhiên, đa phần khi cha mẹ đưa con đến bác sĩ để tham vấn cho chứng bệnh này thì mọi thứ đã trở nên trầm trọng. Do đó, dưới đây là một số dấu hiệu sớm của ADHD mà phụ huynh có thể nhận thấy ở con trẻ.

Ảnh minh họa: Internet

3 dấu hiệu con bạn có thể mắc ADHD

1. Gặp khó khăn khi hoàn thành bài tập ở trường

“Trường học là nơi đầu tiên có thể nhận thấy các triệu chứng của ADHD”, Gorelik nói. Một số hành động của con trẻ ở trường có thể là mầm mống của ADHD bao gồm:

- Khó khăn trong việc hoàn thành bài tập, đặc biệt là bài tập có nhiều bước giải 

- Mất tập trung khi làm theo chỉ dẫn của giáo viên

- Không thể hoàn thành một nhiệm vụ được giao dù là đơn giản nhất

Ảnh minh họa: Internet

2. Làm "rối tung, rối mù" mọi thứ 

“ADHD trông giống như một đứa trẻ với một chiếc cặp sách lộn xộn”. Gorelik nói. Nhưng nó cũng có thể biểu hiện giống như họ đãng trí một cách bất thường. Một số triệu chứng cụ thể cần chú ý bao gồm: 

- Thường xuyên đặt nhầm đồ 

- Cất đồ vật một cách lộn xộn

- Vật lộn trong việc phân loại các món đồ

3. Trẻ không thể ngồi yên 

Khi mắc ADHD, nó có thể khiến trẻ bị thụt lùi hơn so với bạn bè đồng trang lứa và rất dễ bị mọi người tẩy chay. Cô nói: “Những đứa trẻ này khó kết bạn hơn vì chúng không biết chào - hỏi, vâng - dạ". Các triệu chứng có thể như sau: 

- Làm mọi thứ một cách hấp tấp

- Ngồi yên tại chỗ hoặc không thể ngồi yên trong 20 phút 

- Chạy xung quanh một không kiểm soát

- Nói quá nhiều 

- Không thể duy trì các cuộc trò chuyện 

- Thường hay ngó lơ các câu hỏi

- Hay gián đoạn mọi thứ

Ảnh minh họa: Internet

Lên kế hoạch hỗ trợ con trẻ khi mắc bệnh

Theo Gorelik, các triệu chứng phải xuất hiện ít nhất sáu tháng và chúng ảnh hưởng đến hoạt động của con bạn trước khi tìm cách điều trị. Nếu phát hiện trẻ mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, có nhiều cách bạn có thể hỗ trợ chúng.

Cha mẹ có thể giống thiết lập thêm các điều khoản cho trẻ như việc: Dành thêm thời gian cho các bài kiểm tra, điều chỉnh lại hành vi của trẻ,.. Cho trẻ tiếp xúc với các nhóm kỹ năng xã hội, tăng tính tương tác của trẻ với mọi người. 

Theo make it

Theo Huỳnh Đức/ Tổ Quốc