Nếu đang phạm phải một trong những điều dưới đây, các bậc phụ huynh nên cố gắng sửa càng sớm càng tốt vì tương lai của con cái.
Sai lầm của cha mẹ khiến con cái trở nên yếu ớt
1. Cha mẹ luôn ở bên cứu giúp
Ngày nay, có rất nhiều bố mẹ vì quá cưng chiều con nên đã bao bọc con cái quá mức. Họ sẵn sàng làm và chịu đựng tất cả mọi thứ vì lợi ích, sự an toàn của con em mình. Nhưng, điều đó thực sự không tốt cho bé đâu. Bạn nên hiểu rằng sớm hay muộn con bạn sẽ phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống mà không có sự giúp đỡ của bạn. Các vấn đề nhỏ và rắc rối trong cuộc sống là 1 cơ hội tuyệt vời cho chúng trưởng thành và có kinh nghiệm sống.
2. Ngăn chúng khỏi những rủi ro
Thế giới hiện đại luôn tồn tại nhiều điều vừa nguy hiểm vừa tuyệt vời. Mỗi ngày và mỗi phút, bạn đều có thể đi bên cạnh những người xấu và đôi khi phải chịu đựng những thủ đoạn không tốt của họ. Cuộc sống gần như không thể tránh được mọi rủi ro, bởi vì đó vốn là 1 cuộc đấu tranh. Ngay cả những người cố tốt nhất để tránh rủi ro, vẫn có thể có lúc sợ hãi, ám ảnh.
Nhưng chính điều đó sẽ giúp con bạn có kinh nghiệm và khả năng chịu áp lực nhiều hơn. Việc chấp nhận rủi ro nhỏ là hết sức quan trọng đối với trẻ em và giúp chúng bước ra ngoài mà không bị quá tải cảm xúc.
Không ai thích các cô nàng trẻ trung được nuông chiều và các chàng trai yếu đuối. Những người trẻ tuổi nếu thường sống trong 1 cái lưới bảo vệ thì không thể đạt được thành công như mong đợi.
3. Cấm đoán trẻ, không để chúng tự do
Nhiều cha mẹ mắc sai lầm khi thường từ chối lắng nghe quan điểm của trẻ và không tin vào khả năng của con. Cách này khiến trẻ cảm thấy mình bị đối xử thiếu tôn trọng. Nhiều đứa trẻ sẽ lớn lên và sẽ muốn thực hiện ước mơ mà chính chúng từng bị cấm đoán.
4. Không chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của mình với con
Trẻ em sẽ sớm bước vào 1 cuộc sống trưởng thành. Cuộc sống này không chỉ là những niềm vui và những cơ hội mới. Nó đòi hỏi con phải chịu trách nhiệm và đưa ra các quyết định quan trọng. Cha mẹ nên cố gắng chuẩn bị cho trẻ những kinh nghiệm trước những thách thức. Giải thích cho con rằng chỉ có 1 sức mạnh ý chí và ước muốn mạnh mẽ mới có thể giúp chúng vượt qua thời kỳ khó khăn và hoàn thành mọi thứ. Đứa trẻ cần có 1 tấm gương để cho chúng thấy rõ ràng và có thêm động lực. Chúng cũng cần những lời cố vấn tốt nhất để biết tất cả những điểm mạnh và điểm yếu của chúng. Chắc chắn rằng những sai lầm cuộc sống và kinh nghiệm của bạn sẽ giúp con bạn trở nên thành công và có những quyết định khôn ngoan.
5. Kìm hãm sự năng động của con cái
Nhiều bậc phụ huynh vì sợ "con khổ", "con mệt" nên thường xuyên ngăn cản trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện.
Thói quen kìm hãm tính năng động của cha mẹ sẽ biến các con trở thành những "bông hoa trong lồng kính". Điều này không những hạn chế việc kết bạn, giao lưu, trau dồi học hỏi của con cái mà còn khiến các bé trở nên yếu ớt, ỷ lại.
Cách >nuôi dạy con trở thành người mạnh mẽ
Luôn lắng nghe và khuyến khích trẻ phát triển các nhu cầu tự thân
Maria Montessori - Nhà trị liệu và giáo dục nổi tiếng người Ý từng cho rằng: “Hãy giúp đứa trẻ tự thân vận động”. Cha mẹ hi vọng con mình khôn lớn sẽ trở thành những con người thế nào? Trưởng thành về nhận thức, có trách nhiệm với bản thân, độc lập giải quyết các vấn đề của mình? Nền tảng cho sự độc lập này sẽ được cài đặt vào cuộc đời bé ngay từ đầu đời, mà ở đó, cha mẹ chỉ giữ vai trò là những người gợi mở, cổ vũ thay vì áp đặt, chỉ lối.
Bởi thực tế, những đứa trẻ hạnh phúc nhất không phải là những đứa trẻ được bao bọc. Có một câu chuyện thế này xảy ra ở Mỹ: hai đứa trẻ cùng rủ nhau leo núi thì bỗng một trận động đất xuất hiện. Mắc kẹt lại ở lưng chừng núi, xung quanh là những tảng đá bao phủ, một cậu bé quyết định phải cố gắng leo lên để tìm kiếm cứu hộ. Dù bị thương, thậm chí gãy cả xương sườn, cậu cuối cùng cũng leo đến đỉnh. Lúc này, đoàn cứu hộ tìm thấy cậu. Trong khi đó, phải rất vất vả, vài tiếng sau đội cứu hộ mới tìm ra cậu bé còn lại, lúc này đang thoi thóp và cận kề cái chết.
Cùng con tham gia các trải nghiệm để lớn khôn
Ở tuổi trẻ đang bắt đầu phát triển và hình thành tính cách, các nhà khoa học khuyến cáo rằng cha mẹ nên hướng con tham gia các hoạt động trải nghiệm để tăng vốn sống, đồng thời phát triển trí tuệ cho trẻ.
Các hoạt động thúc đẩy phát triển trí tuệ bao gồm: giúp trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh, hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị thông minh vào các mục đích tốt, trang bị cho trẻ các trải nghiệm tài chính.
Bên cạnh đó, các hoạt động thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ cũng đặc biệt được coi trọng. Xu hướng giáo dục hiện đại chỉ ra rằng cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, tham gia các hoạt động dã ngoại, chơi thể thao.