Chậm nói là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở đa số trẻ tự kỷ.
Trẻ tự kỷ có thể bắt đầu xuất hiện những biểu hiện ngay từ những năm tháng đầu đời mà nhiều bố mẹ không quan tâm, để ý. Chỉ đến khi các dấu hiệu ngày càng trở nên rõ ràng hơn, lúc đó cha mẹ có can thiệp thì mức độ phát triển của hội chứng tự kỷ ngày một nhanh hơn và khó giải quyết.
Vì thế, ngay từ sớm, cha mẹ có thể làm rất nhiều điều để giúp đỡ cuộc sống của bé mắc tự kỉ trở nên dễ dàng hơn. Những kiến thức cần thiết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh đối phó với chứng tự kỉ của bé một cách hiệu quả.
DẤU HIỆU TRẺ TỰ KỶ
Thông thường, hầu hết các bé mắc chứng tự kỷ có thể có các triệu chứng phổ biến trước 3 tuổi, cụ thể là các dấu hiệu sau đây:
- Hành vi bất thường: Lặp đi lặp lại một hành động, cầm một thứ lâu, bị thu hút quá mức bởi ti vi, sách, chữ số, quảng cáo, logo, chữ, số, đi kiễng gót, chạy vòng quanh, ăn ít nhau, …
- Tránh tiếp xúc thể chất.
- Tránh giao tiếp bằng mắt.
- Biết nói chậm.
- Nói lặp lại các từ hoặc cụm từ ngắn.
- Không có khả năng đối phó với những thay đổi nhỏ trong một thói quen hàng ngày.
- Hạn chế hoặc không tương tác với bạn bè.
Các triệu chứng rối loạn tự kỷ khác bao gồm sự phối hợp kém trong khi chạy hoặc leo trèo, kiểm soát tay kém, khó ngủ, táo bón. Một số bé bị co giật, hoặc có khuynh hướng ăn những thứ không phải là đồ ăn.
Khi bé có dấu hiệu tự kỷ bố mẹ nên cho bé đi khám để kịp thời chữa trị.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ TỰ KỶ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng >trẻ tự kỷ, tuy nhiên, chưa tìm ra nguyên nhaanh chính xác, trong đó bao gồm sự phát triển của não bộ và các yếu tố di truyền. Hành vi của bố mẹ không gây ra rối loạn tự kỷ ở con cái.
- Sự phát triển của não bộ
Ở các bé bị tử kỷ, não bộ phát triển rất khác với các bé bình thường. Bộ não thường có xu hướng phát triển nhanh trong thời thơ ấu, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời. Nghiên cứu cho thấy rằng bộ não của trẻ sơ sinh bị tự kỷ dường như có nhiều tế bào hơn mức cần thiết, và các kết nối xấu giữa các tế bào cũng phát triển nhiều hơn.
- Di truyền gen
Các vấn đề về di truyền dường như là nguyên nhân phổ biến cho chứng rối loạn tự kỷ. Điều nảy xảy ra theo hai cách.
Thứ nhất, trong quá trình mang thai, có thể có điều bất thường xảy ra làm thay đổi một gen của bào thai.
Thứ hai, đứa trẻ có thể thừa hưởng một gen có vấn đề từ bố hoặc mẹ hoặc cả hai. Đó là nguyên do vì sao một số bé mắc bệnh tự kỷ có anh chị cũng thế hoặc các thành viên khác trong gia đình bị tự kỷ hoặc có một số đặc điểm tự kỷ.
Các nhà khoa học vẫn không chắc chắn rằng có một gen nào đó cụ thể gây ra tự kỷ. Thay vào đó, một số gen kết hợp và hoạt động cùng nhau gây ra tình trạng này. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều gen có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của chứng tự kỷ.
TRẺ TỰ Kỷ: CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị có thể giúp trẻ tự kỷ học được các kỹ năng mới và vượt qua nhiều thách thức của quá trình phát triển. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của cha mẹ sẽ giúp bé có thể cải thiện tình trạng này.
Sau đây là những việc cha mẹ nên làm khi con bị tự kỷ:
- Chuẩn đoán sớm: Điều quan trọng trong việc điều trị chứng tự kỷ là chuẩn đoán bệnh sớm và kịp thời. Những bé tự kỷ càng nhận được sự giúp đỡ sớm thì cơ hội điều trị thành công càng lớn.
- Chấp nhận bé: Thay vì tập trung vào những điểm khác biệt của con với các đứa trẻ bình thường thì cha mẹ nên học cách chấp nhận con. Hãy ăn mừng những thành công nhỏ của bé và ngừng so sánh bé với người khác. Tình yêu vô điều kiện và sự chấp nhận của cha mẹ sẽ giúp trẻ tự kỷ rất nhiều.
- Tạo sự nhất quán: Trẻ em tự kỷ gặp khó khăn khi áp dụng những gì các bé đã học trong một môi trường (như phòng trị liệu hoặc trường học) với nơi khác. Ví dụ, bé có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu ở trường để giao tiếp, nhưng đừng bao giờ nghĩ đến việc bé sẽ làm ở nhà. Tạo sự nhất quán trong môi trường của bé là cách tốt nhất để tăng cường học tập. Tìm hiểu liệu các chuyên gia trị liệu của bé đang làm gì và thực hành kĩ thuật của họ ở nhà.
- Làm theo lịch: Các bé tự kỷ có khuynh hướng làm việc tốt khi có lịch làm việc hoặc làm theo thói quan. Vì vậy cha mẹ lên thiết lập kế hoạch cho bé như thời gian ăn, trị liệu, đi học và ngủ.
- Khen thưởng hành vi tốt: Khi bé làm đúng một hành động hay học được kĩ năng mới, cha mẹ hãy khen ngợi bé.
- Chú ý đến các dấu hiệu không lời: Trẻ tự kỷ có thể dùng các tín hiệu phi ngôn ngữ để giao tiếp. Cha mẹ nên tinh tế quan sát để hiểu được bé hơn.
- Cho bé vui chơi: Bé vẫn là một đứa trẻ vì vậy cần nhiều thời gian để chơi đùa. Điều này sẽ giúp bé phát triển cảm xúc tốt.
- Chú ý đến sự nhạy cảm của bé: Nhiều bé tự kỷ bị mẫn cảm với ánh sáng, âm thanh, và mùi vị. Cha mẹ nên tìm ra âm thanh, mùi, chuyển động, cảm giác xúc giác nào gây ra hành vi xấu và cái nào gây ra ảnh hưởng tích cực.
Sự kiên trì của cha mẹ trong việc >nuôi dạy con cái tự kỷ sẽ giúp bé có thể thích nghi lại với môi trường.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Bình cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, có một số dấu hiệu cần chú ý quan sát xem con mình có mắc tự kỷ hay không:
- Trẻ đã 1 tuổi mà không có động tác chỉ trỏ, gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ.
- Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện...
- Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi.
- Rất ít hứng thú kết bạn.
- Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay, không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên.
- Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.
- Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.
- Không thích người khác động chạm vào người,…
Cha mẹ cần chú ý, một số dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường nhưng chỉ tồn tại đơn lẻ. Nếu thấy các dấu hiệu xuất hiện đồng thời và kéo dài, cần đưa cháu đi khám kiểm tra xem cháu có bị tự kỷ hay không. Khi đã được chẩn đoán mắc tự kỷ cần được điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi, tâm thần nhi, bác sĩ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt.