Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ răm rắp, đặc biệt trong tuổi khủng hoảng, chúng càng có xu hướng chống đối lại bố mẹ.
Khi bạn muốn nói với trẻ là "Con không được làm cái này", kết quả bạn nhận được sẽ là gì, trẻ sẽ phớt lờ câu nói của bố mẹ, tiếp tục làm theo ý thích của mình hay là vâng dạ nghe theo lời của bố mẹ. Chắc chắn có rất nhiều bố mẹ gần như "phát điên" lên vì dù có nói gì thì trẻ cũng chẳng chịu làm theo ý muốn của người lớn.
Tuy nhiên, càng đe dọa, càng la hét, càng nói những từ như kiểu ra lệnh thì trẻ sẽ không muốn làm theo. Nếu bố mẹ thay đổi ngôn từ hay cách nói của mình một chút, hiệu quả mang lại sẽ rất rõ rệt.
1."Mẹ rất vui nếu như con làm cái này"
Đây là câu nói của một cựu giáo viên mầm non người Nhật. Thay vì nói "con không được làm..." bố mẹ có thể nói heo chiều hướng ngược lại, đây là một câu nói mang tính kích thích động lực cho trẻ. Chẳng có đứa trẻ nào muốn mẹ của mình buồn cả, do đó chỉ cần nói với giọng điệu nhẹ nhàng một chút là trẻ sẽ vui vẻ làm ngay.
Ví dụ: "Con không được vứt đồ đạc lung lung như vậy"
Hãy đổi thành : "Mẹ rất vui nếu như con để đồ đạc lại đúng vị trí cũ".
2. "Dừng lại"
Khi trẻ đang làm những việc nguy hiểm, điều quan trọng trước tiên và phải dừng ngay việc đó bằng một giọng nói lớn. Sau khi giải thích lý do tại sao muốn trẻ dừng lại, trẻ sẽ hiểu được việc đó là không nên làm.
Ví dụ: Khi thấy trẻ đang nghịch bếp ga. Ngay lập tức bạn phải hét thật lớn "Dừng lại ngay". Chắc chắn phản ứng đầu tiên của trẻ là giật mình và ngừng ngay lại tức khắc. Sau đó, bạn chạy tới, nhẹ nhàng nói với trẻ rằng "Con không sao chứ, xém chút nữa là con có thể bị bỏng rồi đấy. Nó sẽ rất đau và mẹ biết là con không muốn gặp bác sĩ đúng không nào".
3.Dùng tay tạo thành dấu chéo
Đây là một tín hiệu rất dễ hiểu, khi bạn đưa tay hình dấu chéo nghĩa là bạn đang nói với trẻ rằng : "Con không thể làm điều đó", kèm theo biểu cảm khuôn mặt đang nhăn lại. Nếu trẻ chưa biết tín hiệu này, bạn hãy thỏa thuận với trẻ.
4.Hãy nói từ "không được" thành nhiều câu khác nhau
Có rất nhiều câu nói mang hàm ý bảo trẻ không được phép làm ngoài từ "không được". Thay vào đó, bạn có thể dùng những câu khác như "con không được làm như vậy vì sẽ rất nguy hiểm", "mẹ nói với con rồi mà là con không được làm vậy", "mẹ biết con thích chơi cái này nhưng mà con không được phá hư nó như vậy"...
Bằng cách này, những câu nói như ra lệnh của bố mẹ trong phút chốc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, như thế trẻ sẽ dễ nghe lời hơn.