Để trở thành thiên tài không nhất thiết phải sở hữu chỉ số IQ cực khủng. Đó có thể là nhờ quá trình rèn luyện và nỗ lực đúng cách. 9 bí quyết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ thực hiện hóa giấc mơ nuôi dưỡng con trở thành thiên tài.
- Bé trai 6 tuổi ở Hà Nội nguy kịch vì nghịch vòng dây nhựa và cách dạy trẻ tự đến trường an toàn
- 9 cách dạy trẻ tự lập, sống tích cực như cha mẹ Pháp
1. Không yêu cầu con phải làm tốt mọi thứ
Thiên tài không đồng nghĩa với việc phải hoàn thành xuất sắc tất cả mọi việc. Einstein là 1 trong những thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử và chính ông cũng phải thừa nhận mình đã từng trải qua rất nhiều lần thất bại. Ông đã từng thi trượt môn lịch sử, ngôn ngữ và địa lý trong kỳ thi vào đại học. Chỉ điều đó thôi đã đủ chứng minh rằng bộ não của đại thiên tài cũng không thể chứa đựng thông tin về mọi lĩnh vực.
Bởi vậy, cha mẹ đừng hướng đến việc áp đặt mục tiêu cho con mình trở thành “tiến sĩ biết tuốt”. Trở thành 1 cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực mà trẻ yêu thích và đam mê là điều đáng được khuyến khích hơn rất nhiều.
2. Giúp con tìm kiếm niềm đam mê của mình
1 người không thể có ước mơ trở thành thiên tài khoa học khi không hề yêu thích tìm hiểu lĩnh vực này. Chỉ có niềm đam mê mới khiến cho 1 người bỏ ra phần lớn thời gian để khám phá và nghiên cứu về lĩnh vực nào đó. Ngược lại, khi bị bắt buộc thì dù có bỏ thời gian, đầu tư công sức cũng khó có thể tìm thấy niềm đam mê.
3. Rèn luyện hằng ngày
Câu nói “thiên tài 1% là năng khiếu, 99% là khổ luyện” rất đúng. Rèn luyện hằng ngày là cách duy nhất mài rũa 1 trí tuệ trở thành viên ngọc sáng. Mozart là 1 ví dụ điển hình về thiên tài khổ luyện. Ông đã dành phần lớn tuổi thơ của mình để gắn bó bên cây đàn.
Theo Malcom Gladwell, phải mất ít nhất khoảng 10.000 giờ thực hành chuyên tâm để đạt được khả năng xứng tầm thiên tài trong bất cứ lĩnh vực gì. Điều đó có nghĩa rằng, giả sử bạn dành ra 2 giờ mỗi ngày để nghiên cứu và rèn luyện 1 lĩnh vực gì đó thì phải mất khoảng 5000 ngày (tương ứng với gần 14 năm) để thực hiện được giấc mộng thiên tài.
Đương nhiên, những người có khả năng thiên phú sẽ dễ dàng hơn người bình thường trong việc tiếp cận và nâng cao khả năng của bản thân, nhưng nếu họ không nỗ lực rèn luyện thì sẽ mãi chỉ là 1 viên ngọc thô không được rèn giũa.
4. Tìm kiếm những người cùng đam mê và tài năng
Dù trẻ bộc lộ tài năng thiên phú nhưng chắc chắn rằng, trong lĩnh vực đó cũng có rất nhiều người khác có khả năng đặc biệt. Bởi vậy, tạo điều kiện cho con được tiếp xúc với mọi người trong cùng chí hướng là điều cha mẹ nên làm.
Mặc dù nghiên cứu và học tập độc lập giúp tiết kiệm được rất thời gian cũng như tăng khả năng tập trung, nhưng cùng lắng nghe, nghiên cứu và trải nghiệm những điều mới mẻ trong 1 môi trường giáo dục phù hợp với những nugời cùng chí hướng sẽ giúp con gặt hái được nhiều thành tựu mới.
5. Không ngừng tò mò về thế giới xung quanh
Tò mò về mọi thứ động nghĩa với việc trẻ không ngừng đặt ra các câu hỏi và khám phá chúng. 1 nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ em thường xuyên tò mò có chỉ số IQ cao hơn so với những đứa trẻ ít tò mò. Ngoài ra, người trưởng thành thường xuyên tò mò về giúp làm tăng trí thông minh và kỹ năng giải quyết vấn đề.
6. Bớt lý thuyết, thực hành nhiều hơn
Điều này không có nghĩa là hạn chế việc nghiên cứu, tích lũy kiến thức nhưng cha mẹ nên khuyến khích trẻ thực hành càng nhiều càng tốt. Vì những điều sách vở ghi lại chỉ là 1 phần trong quá trình trở thành thiên tài. Để làm chủ hoàn toàn khối lượng kiến thức của bản thân, mỗi người cần trực tiếp thực hành, trải qua cả thành công và thất bại để tự đúc rút ra quan điểm của riêng mình.
Theo nghiên cứu khoa học, quy tắc chung của đa số các thiên tài là dành ra 1/3 quỹ thời gian của mình để nghiên cứu lý thuyết và 2/3 thời gian để thực hành. Dĩ nhiên, đây không phải là nguyên tắc cố định và mỗi người có cách riêng học tập, làm việc của riêng mình.
7. Luôn đặt ra mục tiêu để phấn đấu
Dù có là một cá nhân xuất sắc, chúng ta ai cũng có lúc muốn từ bỏ việc mình đang theo đuổi. Vì vậy, cha mẹ nên tạo lập cho trẻ thói quen xác định mục tiêu và không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng. Đồng thời, việc khuyến khích trẻ chia sẻ những mục tiêu của bản thân với cha mẹ, bạn bè, người quen cũng là cách để củng cố trách nhiệm và sự tự tin. Mỗi khi trẻ có ý định bỏ cuộc, mọi người xung quanh có thể động viên và nhắc nhở con về những mục tiêu mà chúng đã đặt ra trước đó.
8. Ngủ ngon và đủ giấc
Ngủ trưa đều đặc và ngủ đủ giấc là bí quyết thành công của rất nhiều thiên tài. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trẻ hóa năng lượng cho mỗi người. Ngoài ra, giấc ngủ là điều kiện đảm bảo giúp não bộ của bạn được nghỉ ngơi và dễ dàng nảy sinh những ý tưởng tuyệt vời.
9. Sẵn sàng nắm bắt cơ hội
Trẻ nhỏ thường dễ dàng thoát khỏi những vướng mắc và áp lực tâm lý hơn người trưởng thành. Tuy nhiên, việc giúp đỡ con cái có cái nhìn rộng mở và tư duy sáng tạo, sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức và cơ hội mới vẫn luôn là điều cha mẹ nên thực hiện.
Cha mẹ nên hạn chế việc áp đặt suy nghĩ đúng, sai lên con bởi rất có thể, góc nhìn và thái độ của trẻ nhỏ là khác biệt và sáng tạo. Hãy lắng nghe những chia sẻ của con và tạo điều kiện để trẻ có cơ hội được trò chuyện với những người cùng đam mê, mối quan tâm để mở rộng tầm hiểu biết.