Khi cô con gái cố tự tử vào sinh nhật lần thứ 10 của mình, người mẹ đã đau đớn vô cùng và còn sốc hơn khi biết nguyên nhân thực sự.
Jess Brown, 27 tuổi, bà mẹ đơn thân, mẹ của Lilly-Jo đã chia sẻ lại hình ảnh đứa con gái của mình may mắn được sống sót sau khi cố tự tử. Bà mẹ cho biết con gái của mình đã rất khó khăn để vượt qua chuỗi ngày tháng tội tệ vừa qua. Lilly-Jo bị nữ học sinh tại trường trung học Witton ở Droitwich bắt nạt trong nhiều tháng liền. Nhưng có lẽ điều bà không thể tưởng tượng là con gái mình đã chọn cái chết để chấm dứt chuỗi ngày đau khổ này.
Người mẹ cho biết trước đó mình đã phải đưa con gái đến trường mỗi ngày, cố gắng trao đổi với phía nhà trường mỗi ngày trong suốt 12 tuần với mong muốn giải quyết tốt vấn đề của Lilly-Jo. Nhưng dường như mọi cố gắng đều vô ích, phía nhà trường không có một động thái để giúp Lilly-Jo vượt qua được mọi chuyện.
Jess Brown cho biết, cô phát hiện điều bất thường ở con gái dạo gần đây “Tôi biết có điều gì rất lạ xảy đến với Lilly. Vào thứ hai, con bé không ăn gì và dường như đã trốn học. Tôi đã ngồi xuống để nói chuyện cùng với con bé và Lilly thừa nhận là con bé đã uống một ít thuốc. Tôi đưa con bé đến bác sĩ của gia đình nhưng bác sĩ bảo với tôi phải chuyển gấp con bé đến viện… Tôi đã nghĩ đều tồi tệ sẽ xảy đến, tôi nghĩ con bé đã không qua khỏi. Và thật kinh tởm khi hình dung về chuyện con bé đã bị bắt nạt ở trường học nhưng chẳng ai giúp lấy con bé dù chỉ 1 lần”, bà mẹ đau đớn chia sẻ lại.
Trong đoạn video dài 8 phút mà Lilly-Jo để lại trước khi cố tự tử, bé gái đã xác nhận về việc mình bị bắt nạt ở trường: “Có một bạn ở trường bắt nạt con từ khi con ở Witton. Điều này thực sự ngày càng tồi tệ và khủng khiếp hơn khi bạn ấy kéo tóc con, giẫm lên chân. Con đã khóc rất nhiều nhưng bạn ấy chỉ cười vang và quay đi. Sau đó, bạn ấy cứ nhìn chằm chằm vào con trong phòng thay đồ và gọi con là đồ béo ị. Bạn ấy thấy con ăn 2 cái bánh, một phần nước, một cái bánh mỳ gà tây, và đó là tất cả lý do bạn ấy gọi con như thế. Con rất sợ bạn ấy gọi mình là đồ béo ị”.
Lilly-Jo cũng đã cố gắng trình bày vấn đề của mình đến nhà trường. Lilly-Jo đã gặp trực tiếp với phó hiệu trưởng để trao đổi cả buổi sáng thứ tư tuần trước. Vào lúc 12h35 chiều, một cuộc họp để xác nhận chính xác thông tin tuy nhiên cô bạn kia lại phủ nhận tất cả. Điều đó khiến Lilly-Jo càng rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng khi bạn nữ kia gửi tin nhắn để kêu các bạn khác tẩy chay bé.
Sau sự việc lần này, Jess Brown không muốn để con gái quay lại trường vì điều này là thực sự mạo hiểm và có vẻ như không ai có thiện chí giúp đỡ con gái cô. “Bác sĩ điều trị Lilly-Jo cho biết nếu để con bé bị trễ thêm 2 tuần, con bé sẽ chết.
Con gái tôi giờ đây phải “chiến đấu” để giành lại sự sống sau khi cố tự tử vì bị bắt nạt. Tinh thần của con bé có biểu hiện suy sụp. Con bé không chịu ăn, hay mệt mỏi hơn trước đây”, Jess Brown chia sẻ.
Điều này thực sự là trải nghiệm khủng khiếp đối với bà mẹ đơn thân khi phải chứng kiến cảnh tượng con gái của mình chống chọi trong bệnh viện sau khi cố tự tử vào lần sinh nhật lần thứ thứ 10 của mình.
Ngay sau đó, bà Brown đã đăng tải đoạn video của con gái lên và cố gắng để trao đổi với nhà trường về những gì đã xảy ra với con gái mình.
Hiệu trưởng, Cath Crossley, phủ nhận việc không tiến hành điều tra về các lần phản ánh tình trạng bắt nạt tại trường. “Chúng tôi đã nhận thức được những phản ánh bắt nạt và tiến hành điều tra ngay lập tức, tuân theo chính sách và quy định của nhà trường”, Cath Crossley khẳng định.
Theo nhiều nguồn thông tin, trường này đã có rất nhiều cáo buộc về tình trạng bắt nạt nghiêm trọng ở các học sinh.
Cha mẹ và nhà trường nên làm gì để ngừa tình trạng trầm cảm ở trẻ em
Theo Hiệp hội Kiểm soát lo lắng và trầm cảm của Mỹ, có đến 2-3% trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 có thể bị rối loạn trầm cảm nặng. Nhưng cha mẹ và giáo viên gặp khó khăn trong việc nhận ra dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em.
Thông tin được đăng tải trên Tạp chí Tâm lý học (Mỹ) cho thấy, trẻ em có triệu chứng trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng ở lớp hai và ba, sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt kỹ năng xã hội cao gấp 6 lần.
Và khi giáo viên và phụ huynh được yêu cầu đánh giá mức độ trầm cảm của một đứa trẻ, thì chỉ có khoảng 5-10% là đưa ra các dấu hiệu nhận biết tương đối nhất. Đó là một con số rất đáng báo động.
Trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành phân tích hồ sơ của 643 trẻ em ở các trường tiểu học Mỹ, để tìm hiểu các mô hình tương tác tâm lý giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh để có được bức tranh toàn diện về >sức khỏe tâm thần của trẻ.
Giáo sư của Trường Đại học Missouri, Herman chia sẻ, các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể làm việc với các giáo viên và phụ huynh để xác định các triệu chứng trầm cảm sớm ở trẻ, bằng cách báo cáo, trao đổi, đánh giá sức khỏe tinh thần trẻ em theo định kỳ.