Cậu bé mới 9 tuổi mà đã lựa chọn nhảy lầu tự tử và đằng sau đấy là bài học cho tất cả bậc cha mẹ chúng ta.
- Thói quen tưởng vô hại của cha mẹ nhưng lại biến con trở thành đứa trẻ hư
- Con khóc mè nheo là mẹ lôi điện thoại ra dỗ, để rồi hối hận muộn màng khi bé bị liệt cơ mặt
Cậu bé 9 tuổi lựa chọn cái chết để kết thúc cuộc sống bế tắc, mệt mỏi
Cô Phụng là một người mẹ rất nghiêm khắc với cậu con trai, từ khi đứa trẻ học lớp mẫu giáo đến tiểu học, bất luận là môn học nào, cô Phụng cũng đều yêu cầu con mình phải hoàn thành thật tốt. Nếu nghe nói học đàn piano rất tốt cho trẻ, cô Phụng liền cho con trai đi học thêm lớp piano, hay nghe nói học thư pháp cũng rất tốt đối với trẻ, cậu con trai của cô Phụng lại được đi học thêm thư pháp.
Ngoài việc học ở trường, sau khi tan học hoặc trong các kỳ nghỉ, cậu con trai của cô Phụng đều phải ở nhà làm bài tập hoặc đến các lớp học thêm. Mỗi ngày ngoài thời gian ăn cơm và ngủ, thời gian còn lại cậu bé đều phải học bài. Cô Phụng còn nói nhỏ với con trai: "Dù môn học gì con cũng phải học thật tốt". Mỗi lần cậu bé muốn đi chơi thì đều bị cô Phụng la mắng. Cô cho rằng, nhiệm vụ của đứa trẻ là phải học. Do đó, từ trước đến nay cô không để ý đến cảm nhận của con trai, càng không lắng nghe những suy nghĩ của con trai mình.
Một ngày sau giờ học, cô Phụng cũng nghĩ như mọi ngày để cậu con trai làm bài tập trong phòng, còn bản thân sẽ xuống bếp làm cơm. Đột nhiên cô nghe thấy dưới lầu rất ồn ào, không lâu có người gõ cửa nói rằng, con trai của cô đã nhảy lầu tự tử. Cô Phụng không dám tin và lập tức chạy đến phòng của con trai, thật sự trong phòng không có người, chỉ nhìn thấy trên bàn có một bức thư viết: "Mẹ, con thực sự rất mệt mỏi! Con cũng muốn giống như những đứa trẻ khác, sau khi tan học hoặc các kỳ nghỉ có thể được đi chơi vui vẻ, hi vọng thường ngày không phải đi học thêm".
Cô Phụng giống như một người điên chạy xuống lầu, cô ôm đứa con vào lòng, vừa khóc vừa nói: "Mẹ biết mẹ sai rồi, mẹ cũng sẽ không ép con nữa, con hãy tỉnh dậy đi". Mặc dù người mẹ đã khóc rất nhiều, nhưng đứa trẻ mãi mãi không nghe thấy, cũng không thể tỉnh lại nữa, một sinh mạng nhỏ đã trút hơi thở trước mặt người mẹ.
Dấu hiệu trẻ đang bị áp lực, căng thẳng cha mẹ đừng bỏ qua:
Mất ngủ
Một trong số những dấu hiệu stress ở bé dễ nhận ra là bé bị rối loạn giấc ngủ. Những bồn chồn và lo lắng có thể khiến con bạn bị khó ngủ, mất ngủ. Ngủ không đủ giấc lại khiến cho bé bị kích thích, khó chịu nhiều hơn trong ngày.
Nhút nhát
Nếu bé có xu hướng quá nhút nhát trong một nhóm người thì cha mẹ có thể nghi ngờ đó là dấu hiệu căng thẳng ở con. Một số bé sẽ trở nên căng thẳng khi ở giữa đám đông người lạ.
Rút lui khỏi những hoạt động và bạn bè
Stress có thể khiến trẻ rời xa những người chúng thương hoặc những vật mà chúng thích trước đây – trẻ có thể sẽ cảm thấy bị mất động lực hoặc chúng tự thấy mình chưa đủ tốt.
Đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa
Phản ứng chống lại- hoặc-bỏ chạy gây ra bởi sự căng thẳng do gia tăng hóc môn adrenaline là nguyên nhân làm cho cơ thể phản ứng lại với sự nguy hiểm. Năng lượng được chuyển hướng từ những chức năng "không cần thiết" như cơ quan tiêu hóa đến tim và các cơ.