Chì có mặt ở một vài món ăn trong hàng ngày, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy giảm chức năng của các bộ phận trong cơ thể.

Yến Nhi (t/h) 05:57 08/11/2022

Rau muống

Đây là loại ăn rất quen thuộc và thường xuyên có mặt trong bữa ăn của các gia đình người Việt. Tuy nhiên nó có nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm cao vì dễ nhiễm độc từ nguồn nước, từ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích.

Phụ nữ mang thai ăn phải rau muống nhiễm chì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, thai nhi kém phát triển.

Trẻ nhỏ ăn rau muống nhiễm chỉ có thể gây các biển hiện cấp tính như ngộ độc, nôn mửa, co giật. Ngoài ra, trường hợp tiêu thụ rau muống nhiễm chì có thể gây ra nhiễm độc mãn tính. Tình trạng này rất khó phát hiện. Nó gây ảnh hưởng đến trí não, khiến cho trẻ không thông minh, chậm lớn và thiếu máu.

Ảnh minh họa: Internet

Ngao, trai, ốc, hến...

Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...

Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. Th.S-BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”.

Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng “ngấm” kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn.

Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm bọc trong giấy báo

Một số hàng bán xôi, bánh mì hay đồ ăn vặt ngoài đường thường dùng giấy báo, giấy in để gói thực phẩm. Tuy nhiên, loại giấy này không hề tốt cho sử khỏe của người sử dụng. Phần mực in trên giấy có chứa các hóa chất tổng hợp và tạp chất.

Để tạo độ bám dính cao, người ta phải sử dụng một lượng lớn chì trong mực in. Khi dùng gói thực phẩm, đặc biệt là đồ nhiều dầu mỡ, chì từ giấy có thể ngấm vào thức ăn rồi đi vào cơ thể.

Yến Nhi (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe