Vào mùa thu, khi đi chợ bạn hãy mua 6 loại rau không có dư lượng thuốc trừ sâu này để nấu các món ngon cho gia đình. Đây không chỉ là những nguyên liệu giàu dinh dưỡng mà còn dễ chế biến, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Khi bước vào mùa thu, cũng là lúc nhiều loại rau củ theo mùa được thu hoạch. Ở các khu chợ luôn ngập tràn các loại rau củ tươi rói. Mùa này, các loại rau lại càng đa dạng hơn, từ đậu bắp giòn đến bí ngô ngọt ngào, mỗi loại đều toát lên hương vị của mùa thu. Trong số rất nhiều sự lựa chọn này, 6 loại rau đáng được quan tâm đặc biệt vì chúng tốt cho >sức khỏe và được xếp vào những loại "rau không thuốc trừ sâu" (không có dư lượng thuốc trừ sâu). Cả người lớn và trẻ em đều có thể yên tâm hoàn toàn khi ăn những món ngon từ 6 loại rau củ này.
1. Thì là: Loại rau không thuốc trừ sâu
Rau thì là (hay còn thìa là) - một loại cây có tác dụng trong phổ biến trong việc sử dụng làm gia vị và thuốc. Nó mùi thơm độc đáo và giàu >dinh dưỡng. Rau thì là rất giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng tốt trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy tiêu hóa. Đây là loại rau khá an toàn do có mùi thơm nên côn trùng gần như không ăn do đó không phải sử dụng tới thuốc trừ sâu.
Công thức gợi ý: Salad thì là
Thành phần nguyên liệu: 2 mớ rau thì là, một nắm lạc, lượng muối thích hợp, 1 cây hành lá, vài lát gừng, 1 cái hoa hồi, 1 đoạn quế, 2 lá nguyệt quế, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh dầu mè.
Các bước thực hiện như sau:
- Cho lạc vào nồi nước, thêm chút muối, hành lá, vài lát gừng, hoa hồi, quế và lá nguyệt quế vào đun chín rồi tắt bếp. Sau đó bạn ngâm lạc khoảng 15-20 phút cho thơm. Sau đó vớt lạc ra, để ráo nước.
- Rửa sạch rau thì là, dùng dụng cụ quay rau để loại bỏ nước triệt để. Sau đó cắt rau thì là thành các đoạn vừa ăn rồi cho vào tô lớn. Thêm lượng chút muối, nước tương, dầu hào và dầu mè, cuối cùng cho lạc vào trộn đều. Hoặc bạn có thể làm nước sốt bằng cách trộn 1 thìa canh dầu ô liu với một chút muối và hạt tiêu, rưới lên món >salad thì là, trước khi ăn thì trộn đều.
2. Bí đao
Bí đao là loại rau ít calo, giàu chất xơ và nước, rất thích hợp để điều chỉnh cảm giác thèm ăn trong mùa thu. Đồng thời còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Là loại nguyên liệu họ bầu bí, sâu bọ thường không tấn công. Đây cũng là loại thực phẩm có khả năng cất trữ bảo quản lâu trong điều kiện nhiệt độ thường nên dư lượng thuốc trừ sâu (nếu có) cũng sẽ dần mất đi.
Công thức gợi ý: Bí đao om
Thành phần nguyên liệu: 1 khúc bí đao, 250g thịt băm, 1 nắm miến, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh nước tương đen, một chút đường, hành lá, gừng.
Cách thực hiện:
- Bí đao gọt vỏ, cắt thành miếng, ngâm miến cho mềm.
- Cho dầu vào nồi, đun nóng thì thêm hành, gừng vào xào thơm. Tiếp theo cho thịt băm vào xào đến khi đổi màu. Thêm các khối bí đao vào, xào đều rồi thêm nước tương, nước tương đen, chút đường cho vừa ăn.
- Thêm một lượng nước thích hợp, cho miến đã ngâm vào nấu cho đến khi bí đao mềm và nước rút bớt.
3. Bí ngô
Bí ngô không chỉ ngon mà còn giàu carotene và chất xơ. Đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe vào mùa thu đông. Bí ngô ít khi thu hút sâu bệnh và gần như không bị sâu bọ tấn công. Ngoài ra sản lượng bí ngô thu hoạch thường rất lớn nên khi vào mùa nó được thu mua rất rẻ. Đó cũng là lý do bí ngô không có thuốc trừ sâu. Điều chúng ta cần chú nhất là khi mua bí ngô là nên chọn những quả có vỏ khô ráo, không bị nấm mốc, thối rữa.
Công thức gợi ý: Sườn heo hấp bí ngô, tỏi
Thành phần nguyên liệu: 200g bí ngô, 300g sườn, 5 tép tỏi băm, muối, rượu nấu ăn, tiêu.
Các bước nấu chi tiết:
- Gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt bí ngô thành khối vuông, để lên đĩa. Rửa sạch sườn và để ráo nước. Ướp sườn với chút muối, nước tương, bột tiêu trong 10 phút. Sau đó cho sườn vào đĩa bí ngô.
- Cho nước vào nồi, đặt đĩa sườn và bí ngô vào xửng hấp. Bật bếp và hấp bí ngô cùng sườn trong khoảng 30-45 phút. Cuối cùng rắc tỏi băm lên, hấp thêm một lúc nữa là có thể tắt bếp.
4. Củ sen
Đây là một trong những loại rau củ quen thuộc của người Việt và rất giàu dinh dưỡng. Củ sen giòn, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng bổ tỳ vị, mát máu, cầm máu... Củ sen được trồng trong nước, chủ yếu bằng cách hút chất dinh dưỡng từ bùn. Môi trường trồng sen không cần dùng thuốc trừ sâu. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm bởi loại nguyên liệu này không chứa dư lượng thuốc trừ sâu.
Công thức gợi ý: Canh củ sen sườn heo
Thành phần nguyên liệu: 1-2 củ sen, 300g sườn heo, vài lát gừng, 2 cây hành lá, lượng gia vị thích hợp.
Các bước nấu chi tiết:
- Rửa sạch và chần sườn heo, gọt vỏ củ sen và cắt thành từng lát có độ dày vừa phải.
- Cho nước vào nồi, thêm sườn heo đã chần, củ sen, gừng vào. Sau khi đun sôi thì vặn lửa nhỏ đun thêm 30 phút rồi nêm gia vị vừa ăn. Tiếp đó bạn đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Lấy canh ra tô, thêm hành lá cắt khúc vào.
5. Khoai tây
Khoai tây là một trong những thực phẩm vào thời điểm chính vụ trong mùa thu đông. Nó được thu hoạch với lượng lớn, rất giàu tinh bột và chất xơ, có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Khoai tây cũng như khoai lang được xếp vào danh sách rau củ an toàn. Các giống khoai củ này gần như không bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, sau khi thu hoạch, khoai tây thường để được rất lâu nên sau thời gian thu hoạch dư lượng thuốc có thể giảm đi.
Công thức gợi ý: Thịt ức bò hầm khoai tây
Thành phần nguyên liệu: 3-5 củ khoai tây, 400g thịt ức bò, 2 thìa canh nước tương, 1 thìa canh nước tương đen, lượng đường phèn thích hợp, hành lá, gừng, hoa hồi, muối, lượng dầu ăn thích hợp.
Các bước nấu chi tiết:
- Thịt bò cắt thành từng miếng vuông, chần qua nước cho hết mùi tanh. Gọt vỏ và cắt khoai tây thành từng miếng.
- Cho dầu vào nồi, thêm đường phèn xào cho đến khi tan và chuyển màu cánh gián. Sau đó bạn cho gừng, hoa hồi vào xào một lúc. Tiếp theo bạn cho thịt bò vào xào, rồi thêm nước tương, nước tương đen, đảo đều. Thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi ở lửa lớn rồi hạ về lửa vừa hoặc mức thấp, nấu cho đến khi thịt bò mềm.
- Thêm khoai tây, nêm nếm chút muối cho vừa khẩu vị và tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi khoai tây mềm, nước rút bớt. Lấy thịt ức bò hầm khoai tây ra rắc hành lá xắt nhỏ lên.
6. Rau cải cúc
Rau cải cúc là loại rau xanh có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm sưng tấy. Do rau cải cúc là loại rau có mùi thơm, sâu bọ sẽ tránh xa sau khi ngửi mùi này, nên khi trồng rau cải cúc không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Vào mùa thu đông, rau cải cúc chính vụ nên rất tươi ngon và tốt cho sức khỏe. Vì thế bạn hãy tận dụng để thêm vào thực đơn các bữa cơm gia đình mình nhé!
Công thức gợi ý: Rau cải cúc xào tỏi
Thành phần nguyên liệu: 200g rau cải cúc, 5 tép tỏi băm, muối, dầu ăn.
Các bước nấu chi tiết:
- Nhặt và rửa sạch rau cải cúc rồi cắt thành từng đoạn vừa ăn.
- Cho dầu vào chảo đun nóng. Tiếp đó thêm tỏi băm vào xào đến khi dậy mùi thơm. Sau đó cho rau cải cúc vào xào. Khi rau chuyển màu thì thêm muối, bột nêm cho vừa ăn, xào đều đến khi chín.