Khoai mì được chế biến thành đa dạng các món ăn. Tuy nhiên, để ngon, đậm đà và nồng nàn vị quê, dậy lên hương thơm quyến rũ nhất phải kể đến khoai mì hấp mỡ hành.

Minh Anh (t/h) 08:41 29/07/2024

Không khó để làm được món khoai mì hấp mỡ hành, tuy nhiên, để sở hữu món khoai mì bở mà không khô, ăn ngậy mà không béo đòi hỏi ở người thực hiện sự khéo léo và có vài bí quyết nhỏ.


Món khoai mì hấp mỡ hành ngon, đậm đà và nồng nàn vị quê, dậy lên hương thơm quyến rũ

Trong khoai mì có chứa nhiều chất >dinh dưỡng như chất béo, tinh bột, chất xơ, tro,... Khoai mì là cách gọi của người miền Nam còn sắn là cách gọi của người miền Bắc và miền Trung. Khoai mì có nhiều công dụng  trong >đời sống. Không chỉ là nguồn> thực phẩm cho con người, khoai mì còn được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp, làm thực phẩm cho gia súc.

Có thể dùng củ khoai mì khi còn tươi, hay phơi khô cũng được. Nếu dùng tươi thì có thể hấp, luộc, làm bánh, nấu chè. Còn dùng phơi khô thì có thể nghiền thành bột, làm bún, miến, bánh tráng,…


Trong khoai mì có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, tinh bột, chất xơ,... 

Khoai mì thường được dùng cho các món ăn chơi. Được biết đến nhiều nhất vẫn là bánh nướng, hấp mỡ hành, chè,… Đặc biệt, vào mùa sắn, người miền Trung thường chọn những loại củ lớn, ít xơ để mài lấy nước và lọc lấy nước cốt. Trộn thêm đậu phộng rang, mật mía và gói lại bằng lá chuối rồi đem hấp. Đây là món ăn ngọt ngọt, bùi bùi rất hấp dẫn.

Sau đây là chi tiết một số cách làm khoai mì hấp mỡ hành rất đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.

1. Khoai mì hấp mỡ hành

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Khoai mì: 600g

Dừa nạo: 200g

80ml nước cốt dừa,

 50g hành lá,

2 thìa súp dầu ăn

Lưu ý:

Chọn những củ sắn già, tươi ngon, nhiều tinh bột

Ảnh minh họa: Internet

Các bước tiến hành:

Bước 1: Sơ chế

Rửa sạch sắn trước khi gọt vỏ để không bị bám đất bẩn vào ruột sắn. Dùng dao sắc gọt sạch vỏ, xắt thành những khúc vừa ăn (khoảng 5-7 cm). Tiếp theo, bổ đôi theo chiều dọc để nhằm giúp sắn nhanh chín hơn.

Chuẩn bị sẵn một thau nước lạnh. Cho vào ngâm khoảng hai giờ để loại sạch nhựa đắng và giữ được màu trắng ngần. Nên ngâm sắn qua đêm để loại bỏ nhựa đắng và độc tố hiệu quả. Bào nhuyễn dừa khô. Bóc vỏ đậu phộng, rang chín, thêm đường, muối rồi giã hơi nát. Rửa sạch hành lá, cắt nhuyễn.

Bước 2:

Đặt nồi nước dừa lên bếp và đun sôi. Lưu ý đảm bảo lượng nước dừa vừa đủ để nấu cho đến khi nước cạn cũng là lúc sắn chín. Đây là cách giúp sắn hấp thụ tốt vị ngọt của nước dừa và không bị nhão.

Chọc đũa nhọn vào khoai mì. Nếu thấy khoai xuyên qua khúc sắn dễ dàng thì có nghĩa là sắn đã chín. 

Sắn đã được hấp chín, bạn vớt ra và để cho nguội.

Tiếp đó, cho sắn vào cối đánh cho tơi. Phải thật khéo léo để sắn không bị nát.

Cho dầu phộng đã được đun nóng vào chén hành lá đã được cắt nhỏ. Đây là cách giúp dầu phộng  thơm hơn mà vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt của hành lá.

Trải các lá sen tươi đã được chuẩn bị ra rổ, sau đó cho sắn vào trong lòng chiếc lá và thêm dừa sợi, đậu phộng lên trên. Tiếp theo, thêm đậu phộng, dừa sợi và rưới nước mỡ hành. Trộn đều lên là bạn đã có thể thưởng thức ngay món ăn thơm ngon dịu nhẹ đậm chất quê.


Nếu thích sắn có mùi thơm thì trải lá sen ra giữa đĩa rồi cho lá sắn lên trên đó

Khoai mì hấp mỡ hành thơm ngon với vị ngọt của nước dừa quyện trong từng miếng sắn nhỏ quyện với vị thơm của hành lá, béo ngậy của dừa nạo, vị béo của dầu phộng, giòn của đậu phộng rang.

Hơn nữa, món ăn cũng khá đẹp mắt, sẵn có màu trắng ngần nổi bật hẳn lên trên nền xanh của lá sen, rất ấn tượng và gần gũi thiên nhiên.

Minh Anh (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe