Hãy duy trì thói quen này để giúp thực phẩm nhà bạn tươi ngon hơn mà vô cùng dễ dàng.
Cách chọn thịt lợn ngon
Để có món ăn ngon, tiêu chuẩn đầu tiên là phải mua được thịt lợn ngon, sạch. Người làm nội trợ phải biết những dấu hiệu phân biệt thịt lợn ngon và thịt lợn kém an toàn.
Nếu bề mặt thịt lợn có mảng màu khác thường như xám đen, đỏ đậm, đỏ đen thì đó thường là thịt lợn bẩn và kém tươi. Còn những miếng thịt có vết máu, mỡ hồng, mạch máu sẫm màu là thịt lợn chết, bị bệnh.
Thịt lợn tươi thường có độ đàn hồi lớn, khi ấn ngón tay xuống rồi thả ra, vết lõm trên miếng thịt do ngón tay tạo thành sẽ nhanh chóng đầy lên và biến mất.
Miếng thịt trông có nhiều nước hoặc ướt sũng rất có khả năng đã bị người bán bơm nước, ngâm nước để tăng trọng lượng. Nếu thấy nước chảy ra từ miếng thịt lợn và người bán thường xuyên lấy khăn thấm thì bạn nên tránh xa vì thịt đó đã bị bơm nước.
Nếu là thịt tươi, bạn sờ vào sẽ có cảm giác dẻo, hơi dính tay. Tuy nhiên, thịt ôi sẽ cho cảm giác dính kiểu hơi nhớt. Khi ngửi, nó không có mùi đặc trưng mà hơi ôi, chứng tỏ đã bị vi khuẩn xâm nhập. Những miếng thịt này nấu lên sẽ có mùi hôi, nếu ăn sẽ ảnh hưởng >sức khỏe.
Thông thường, lỗ chân lông trên bì lợn sẽ có màu đen hoặc trắng tùy theo giống lợn và màu sắc da lợn. Nếu lỗ chân lông chuyển sang màu đỏ, rất có khả năng miếng thịt đó được xẻ ra từ con lợn đã chết. Thịt lợn chết sẽ có màu đỏ sẫm, máu đặc màu đen đỏ, bốc mùi ôi và hôi rõ rệt. Tuyệt đối không mua thịt lợn có những đặc điểm này.
Cách bảo quản thịt tươi lâu
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để bảo quản thịt:
1. Rượu trắng
2. Dầu ăn
3. Giấy bạc
4. Màng bọc thực phẩm
Bước 1: Chọn mua miếng thịt lợn chất lượng có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt, và phần mỡ sẽ có màu trắng trong hơi ngà ngà. Lưu ý khi người bán dùng dao cắt thịt theo chiều dọc để thấy thớ thịt hơi se lại, bề mặt ráo và lớp bì mềm. Nếu có đủ đặc điểm này, thì mọi người cứ trả tiền lấy về, vì thịt quá ngon và bảo quản lâu cũng rất tiện.
Nếu có đủ đặc điểm này, thì mọi người cứ trả tiền lấy về, vì thịt quá ngon và bảo quản lâu cũng rất tiện.
Nếu có đủ đặc điểm này, thì mọi người cứ trả tiền lấy về, vì thịt quá ngon và bảo quản lâu cũng rất tiện.
Bước 2: Khi mang thịt lợn về nhà, hãy chia thịt ra và chế biến ngay phần cần thiết. Còn phần thịt cần bảo quản, thì dùng khăn giấy thấm khô là được. Rửa thịt sẽ làm mất lớp mỡ bám trên bề mặt, dễ khiến thịt hỏng nhanh.
Bước 3: Sử dụng dao cắt thịt ra từng phần nhỏ, tốt nhất là đủ cho mỗi lần chế biến. Tránh để nguyên miếng thịt vào cấp đông, vì sau đó cần chế biến rã đông rồi cấp đông nhiều lần sẽ dễ làm vi khuẩn tấn công và thịt mất chất.
Bước 4: Khử trùng thịt lợn bằng cách quét lớp rượu trắng đều lên bề mặt. Rượu trắng chỉ cần một lớp mỏng và sau khi rã đông, chuẩn bị chế biến, việc rửa sạch sẽ loại bỏ mùi.
Bước 5: Quét một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt thịt để tạo lớp màng giữ độ ẩm và dưỡng chất bên trong.
Bước 6: Sử dụng màng bọc thực phẩm để gói kỹ lưỡng từng miếng thịt lại, tránh không khí lọt vào.
Bước 7: Gói từng túi thịt một lần nữa bằng giấy bạc để bảo vệ hoàn toàn và đảm bảo thịt không bị khô.
Bước 8: Đặt thịt vào ngăn đông tủ lạnh, khi gần chế biến thì chuyển xuống ngăn mát để rã đông dần. Sau khi rã đông, rửa sạch thịt với nước muối pha loãng, để ráo và ướp theo sở thích.
Lưu ý khi ăn thịt
Để duy trì sức khỏe tốt, điều cốt yếu là phải có chế độ ăn uống điều độ và cân bằng >dinh dưỡng.
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, thịt lợn là loại thịt đỏ được ăn phổ biến nhất. Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng nhất định và là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và chất sắt.
Bản thân việc ăn thịt lợn không phải là thủ phạm gây bệnh, vấn đề là ăn thịt lợn sai cách. Vậy chế biến loại thịt này như thế nào để tốt cho sức khỏe? Bạn nên lưu ý những điểm sau:
1. Kiểm soát lượng thịt ăn vào
Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến cáo nên kiểm soát lượng tiêu thụ thịt gia súc và gia cầm mỗi ngày, bao gồm cả thịt lợn, nên ở mức 40-75g. Nếu thích ăn gan động vật, bao gồm cả gan lợn, bạn có thể ăn 2-3 lần một tháng, 25g/lần.
2. Chú ý đến phương pháp nấu ăn
Mọi người nên hạn chế nướng, quay, rán thịt. Hãy sử dụng phương pháp nấu ở nhiệt độ thấp, không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
3. Kết hợp thịt và rau
Khi chế biến món ăn có thịt lợn, cần kết hợp với các loại rau giàu vitamin C như cải, ớt chuông, mướp đắng… Nhờ vậy, bạn sẽ thúc đẩy hấp thu sắt, cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều thịt lợn.
4. Hạn chế thịt lợn chế biến sẵn
Các sản phẩm chế biến như thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích không chỉ chứa hàm lượng muối cao mà trong quá trình sản xuất còn sản sinh ra nhiều loại chất gây ung thư như hydrocacbon thơm đa vòng, nitrosamine… Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn khi nấu như trên cũng bị giảm sút.