Tư thế nằm ngủ không thoải mái, thai nhi liên tục đạp mẹ, thường xuyên đi tiểu đêm… là những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị mắc chứng mất ngủ. Để khắc phục tình trạng này, chị em cần kiên trì áp dụng một số phương pháp giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ rơi vào mộng đẹp hơn.
Trong thời gian mang thai, >mẹ bầu không chỉ bị mất ngủ mà còn kèm theo các triệu chứng đau lưng, táo bón, trĩ… khiến tâm trạng luôn khó chịu, phiền muộn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Để đẩy lui chứng mất ngủ, chị em cần áp dụng những giảp pháp đơn giản dưới đây.
Thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường có xu hướng ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau khiến cơ thể không kịp tiêu hóa. Bên cạnh đó, tuyến nội tiết trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi và thai nhi không ngừng lớn lên làm chèn ép các cơ quan tiêu hóa. Sự thay đổi khi mang thai này làm cho bà bầu thường bị táo bón, ợ hơi, đầy bụng nên khó ngủ, ngủ không sâu hoặc mất ngủ.
Giải pháp:
- Mẹ bầu nên kê cao gối hoặc ngủ trên võng để tạo sự thoải mái, giúp máu lưu thông tốt đến toàn bộ cơ thể.
- Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu chưa có sự thay đổi nhiều nên có thể ngủ thoải mái ở mọi tư thế. Tuy nhiên, khi bụng bầu ngày càng lớn, chị em cảm thấy khó khăn trong việc tìm tư thế ngủ thích hợp dẫn đến hiện tượng mất ngủ thường xuyên.
Giải pháp:
-Theo các chuyên gia sản khoa, tư thế ngủ thích hợp cho mẹ bầu khi mang thai là nằm nghiêng bên trái để lượng máu cung cấp đến nhau thai cao nhất. Đặc biệt, mẹ bầu không nên nằm ngửa kẻo thai nhi không được cung cấp đủ oxy.
- Chị em nên sử dụng các gối chuyên dụng dành cho bà bầu, chèn thêm gối mềm, mỏng để kê lưng, bụng.
Áp lực của thai nhi đè lên bàng quang của mẹ bầu khiến chị em phải thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm. Giấc ngủ bị gián đoạn càng khiến chị em khó ngủ sâu hoặc mất ngủ.
Giải pháp:
- Mẹ bầu nên hạn chế uống nước sát giờ đi ngủ hoặc nên đi tiểu trước khi ngủ.
- Nếu nhà vệ sinh cách xa phòng ngủ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn 1 chiếc bô trong phòng để tránh mất thời gian đi tiểu đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và khó ngủ trở lại.
Nhiều em bé khi còn trong bụng mẹ có thói quen ngủ ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Về đêm, thai nhi sẽ liên tục có các chuyển động co đạp, thậm chí huých mạnh vào thành bụng làm mẹ giật mình tỉnh giấc và khó ngủ trở lại.
Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết, ban đêm yên tĩnh, mẹ ít hoạt động nên dễ dàng cảm nhận được nhiều chuyển động của bé. Thêm vào đó, ban ngày mẹ hoạt động nhiều. Các cử động này sẽ ru bé ngủ nhưng về đêm mẹ nghỉ ngơi làm bé thấy “không quen” nên liên tục đạp để mẹ chú ý.
Giải pháp:
- Mẹ nên dành thời gian trò chuyện, vỗ về bé.
- Hát ru và cho bé nghe những giai điệu du dương để bé ngủ cũng mẹ.
- Các hoạt động này của mẹ cũng tạo tiền đề hình thành thói quen cho trẻ sinh ra ngủ ngon giấc vào ban đêm, ít quấy khóc.
Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tập trung nuôi thai nhi gây nên hiện tượng thiếu máu não khiến nhiều chị em mắc chứng đau đầu khi mang thai. Từ đó, dẫn đến hiện tượng mất ngủ ở các mẹ bầu.
Giải pháp:
- Massage nhẹ vùng đầu, vai, gáy, hai chân để giảm thiểu các cơn đau đầu.
- Chị em nên tranh thủ ngủ khi có thời gian.
Trọng lượng cơ thể mẹ bầu ngày càng tăng gây áp lực đến các cơ bắp ở chân làm cho mẹ bầu bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm và ở giai đoạn cuối thai kỳ. Ngoài ra, hiện tượng ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được cũng khiến cơ thể chị em thiếu >dinh dưỡng dẫn đến chứng co cứng cơ.
Giải pháp:
- Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn chậu nước ấm ngâm và massage chân trước khi đi ngủ.
- Trường hợp bị chuột rút nghiêm trọng, cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.
- Ăn uống đầy đủ, uống đủ nước mỗi ngày để không bị mất nước, mất cân bằng điện giải.
- Hạn chế ăn quá no vào buổi tối hay ăn sát giờ đi ngủ để giảm gánh nặng của hệ tiêu hóa.
- Tránh các đồ uống chứa chất kích thích (trà, cà phê, bia rượu…); tránh ăn các đồ ăn chứa nhiều gia vị.
- Không nên xem ti vi, sử dụng điện thoại, máy vi tính 2 tiếng trước khi lên giường.
- Tạo thói quen đi ngủ sớm cùng một khung giờ mỗi đêm để đồng hồ sinh học hoạt động trơn tru.
- Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên nhưng không quá gần giờ đi ngủ.
- Kết hợp các hoạt động lành mạnh, tốt cho tinh thần, >sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi: ngồi thiền, massage, thư giãn.