Các cơn đau trong quá trình chuyển dạ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mình như “chết đi sống lại”. Tránh những điều dưới đây sẽ giúp giảm thiểu sự đau đớn trong lúc vượt cạn.
- 11 thói quen và 5 thực phẩm dễ gây SẢY THAI, mẹ bầu thương con thì bỏ ngay nhé
- 7 điều kiêng kỵ cho bà bầu trong ngày Tết để cả năm may mắn, phát tài
Nằm ngửa
Lúc chuyển dạ mẹ bầu sẽ thấy thoải mái nhất nếu được nằm. Tuy nhiên mẹ không nên nằm áp lưng xuống giường – nằm ngửa, bởi khi nằm ngửa, trọng lượng của em bé sẽ dồn hết lên cột sống của mẹ và chặn đường lưu thông máu.
Khi xuất hiện các cơn co thắt dữ dội, tử cung sẽ co bóp để đẩy thai nhi theo hướng âm đạo, tức là chếch lên trên, khi đó trọng lực lại trở thành tác nhân cản trở và khiến mẹ bầu phải dùng thêm sức chống lại nó. Điều đó sẽ kéo dài thời gian chuyển dạ, khiến những cơn đau trở nên khủng khiếp hơn và có thể dẫn đến nhiều tai biến trong lúc sinh như là hạ huyết áp, làm giảm lượng máu và dưỡng khí nuôi thai nhi, nhiều khả năng phải cắt tầng sinh môn, cản trở quá trình bong nhau tự nhiên, dễ gây đau thắt lưng…
Mẹ hãy nằm nghiêng sang một bên, kê gối dưới đầu và đùi, hai chân đặt cách xa nhau. Tư thế này sẽ tốt cho quá trình sinh nở của mẹ.
Sợ hãi những cơn co thắt
Quá trình chuyển dạ làm mẹ đau đớn nhưng không đến mức quá kinh khủng. Không có cách nào khác để mẹ được nhìn thấy bé yêu sau 9 tháng 10 ngày phải chờ đợi mà không phải trải qua những cơn đau. Hạnh phúc sẽ được nảy sinh ngay trong đau đớn và mẹ chỉ có thể cố gắng vượt qua nó mà thôi. Sự sợ hãi sẽ khiến cơ thể căng thẳng, nhanh chóng mất sức và khiến cho cơn đau nặng hơn. Ngoài ra, sự sợ hãi cũng sẽ làm cơ thể tiết ra các hormone cortisol gây căng thẳng, ức chế việc sản xuất oxytocin, hormone hỗ trợ tiết sữa, co bóp thúc đẻ và ép các mạch máu cơ tử cung khiến cho quá trình chuyển dạ trở nên lâu hơn và những cơn đau cũng tồi tệ hơn.
Thở nông
Thực tế, trong lúc vượt cạn, mẹ cảm thấy rất đau nên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. Việc chống lại cơn đau bằng cách khóc lóc hay chửi bới chỉ khiến mẹ thêm stress, cổ tử cung không giãn nở tốt và càng khó sinh. Để điều chỉnh hệ thần kinh tự động đáp ứng với căng thẳng về tâm lý và thể chất xảy ra trong khi sinh, mẹ nên hít thở theo từng cơn co của tử cung và không nên thở nông.
Khi có cơn co tử cung, mẹ hãy bắt đầu bằng hơi thở sâu, rồi thở ngực chậm sâu (hít bằng mũi rồi thở ra bằng miệng, thở chậm rãi, đều đặn) và chấm dứt với một hơi thở sạch khi đã hết cơn co. Thở đúng là khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì bụng xẹp xuống.
Hít thở sâu sẽ làm giảm bớt sự trở ngại do đáy tử cung cao đè lên cơ hoành và cách thở này được sử dụng trong suốt thời gian chuyển dạ. Hít thở đúng cách giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, giúp duy trì lượng oxy thỏa đáng cho mẹ và bé, khiến cơ thể mẹ thoải mái hơn và vượt qua được những cơn đau. Ngoài ra, oxy sẽ giúp tạo ra nhiều oxytocin sẽ giúp cho quá trình chuyển dạdiễn ra thuận lợi.
Mất nước
Mất nước cũng có thể làm cho sự co bóp tử cung trở nên khó khăn, khiến mẹ căng thẳng hơn. Mặc dù những cơn co khiến mẹ đau đớn nhưng hãy cố gắng uống chút nước. Điều này sẽ giúp mẹ thư giãn, tạm thời quên đi đau đớn, thêm năng lượng để vượt qua quá trình sinh nở. Đó cũng là lý do tại sao mẹ bầu cần phải uống đủ nước trong quá trình mang thai.
Vị trí của thai nhi
Vị trí của thai nhi trong quá trình vượt cạn cũng là một trong những lý do khiến cho cơn chuyển dạ của mẹ trở nên khó khăn hay dễ dàng.
Khi bước sang tuần 36, vị trí của thai nhi trong bụng mẹ sẽ là một căn cứ quan trọng để xác định ngôi thai khi bé chào đời. Lúc này, thai nhi sẽ cuộn mình và chúc đầu xuống dưới khung xương chậu, mặt quay về lưng mẹ và sẵn sàng chờ ngày ra đời.
Tuy nhiên, đây không phải là kiểu ngôi thai thuận duy nhất. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau, vị trí ngôi thai sẽ được ổn định theo các tư thế khác nhau, có thể là ngôi đầu, ngôi mông, ngôi chân… Ngay cả khi đã ổn định vào vị trí, một số bé vẫn tiếp tục thay đổi cho đến lúc mẹ chuyển dạ.
Mẹ cần thăm khám thai định kỳ và hãy nói với bác sỹ về vị trí của thai nhi, ảnh hưởng của nó đến quá trình vượt cạn để quyết định xem mình cần phải làm gì và sẽ sinh bé theo cách nào sao cho an toàn cho cả mẹ và bé.