Vào cuối thai kỳ, cơ thể mẹ trở nên nặng nề, ăn ngủ không ngon, sẽ rất dễ hình thành triệu chứng tâm lý lo âu quá mức. Đừng nghĩ “sắp đẻ nên lo lắng” là bình thường và ít người nhắc đến trầm cảm trước sinh. Điều này gây ảnh hưởng đến bé trong bụng, thậm chí có thể sẽ hại chết thai nhi...
Biểu hiện của “trầm cảm trước sinh”
Người mẹ thường không thể tự nhận ra những triệu chứng của trầm cảm trước sinh, vì vậy, người cha cần phải quan sát tỉ mỉ, kịp thời phát hiện những >dấu hiệu trầm cảm của mẹ. Những dấu hiệu cần quan sát là:
Ngủ không ngon, mất ngủ
Mẹ có thể ngủ không ngon, ngủ không sâu, hay tỉnh dậy đi tiểu, có thể thường xuyên nằm mơ và bị ảnh hưởng bởi những gì mơ thấy (lo lắng, hay suy diễn,…). Ban ngày thì mẹ lại mệt mỏi, lo lắng chứ cũng không nằm ngủ được.
Những sở thích bất thường
Không phải cứ ủ dột, than thở thì mới là trầm cảm, mà ngay cả những hoạt động như mua sắm, vui vẻ cũng có thể là dấu hiệu đáng quan tâm. Nếu như mẹ bỗng nhiên mua sắm quá độ, không cần dùng cũng mua và khi đi mua sắm thì trở nên vui vẻ, sảng khoái hết sức thì cũng là một dấu hiệu bất thường.
Mẹ không chịu ở một mình
Mẹ cũng có thể trở nên rất yếu đuối, ý lại vào người khác, lúc nào cũng muốn có người ở bên cạnh chăm sóc, không chịu được cảm giác ở một mình. Nếu phải ở một mình thì mẹ có thể lo lắng, hay lên mạng tìm người nói chuyện mới thấy an toàn.
Những người mới làm mẹ cảm thấy áp lực phải làm mọi thứ đúng cách, điều này làm tăng nguy cơ bị trầm cảm của họ.
Một cuộc thăm dò ý kiến trên 1500 bà mẹ đã trải qua tình trạng trầm cảm trong khi mang thai hoặc sau sinh cho biết, họ có nhiều nỗi lo lắng, trong đó gồm các vấn đề tiền bạc, hỗ trợ về tinh thần và giúp đỡ chăm sóc đứa con mới trào đời.
Khi bị mắc bệnh, 2/5 số phụ nữ này không muốn rời khỏi nhà, 22% đã có ý nghĩ muốn tự vẫn và 30% cho biết các dấu hiệu đã kéo dài hơn 18 tháng.
Cuộc thăm dò ý kiến, từ các tổ chức gồm Netmums, hội từ thiện trẻ em Tommy’s và trường Hoàng gia Royal College của Midwives, phát hiện thấy ¼ đã không cảm thấy rằng, họ có thể kể cho một nhân viên chăm sóc >sức khỏe về tình trạng trầm cảm của họ và 40% đã không điều trị căn bệnh này.
Sally Russell, đồng sáng lập nên Netmums, cho biết: “Rất rõ để thấy rằng khi những thay đổi về xã hội với những giờ làm việc dài hơn, ít các thành viên gia đình sống gần nhau và áp lực về hoàn cảnh không thương xót đối với những người mới làm mẹ phải trông nom, hoạt động và cảm thấy hoàn hảo, đó là một sự tác động nguy hiểm thật sự của loại bệnh này có thể đã tăng lên".
Nguy cơ đối với những trẻ sinh ra bởi những thai phụ bị trầm cảm trước khi sinh là cao hơn nếu họ có trình độ học vấn thấp hơn so với những phụ nữ được học tập đầy đủ hơn.
Tiến sĩ Pearson thuộc trường đại học Bristol nói rằng, nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh mối nguy hại tới những trẻ em gây ra bởi các thuốc điều trị cho người mẹ, nhưng đã bổ sung thêm rằng những kết quả nghiên cứu này có thể cho phụ nữ một ý nghĩ tốt hơn về ích lợi của việc điều trị trầm cảm khi mang thai.
“Có những liệu pháp điều trị khác, không nhất thiết phải dùng thuốc, nhưng nghiên cứu này cho thấy trầm cảm không được điều trị là rất tồi tệ, không những đối với người mẹ mà còn đối với cả đứa trẻ nữa”, bà cho biết thêm.
Nghiên cứu đã cho thấy mức độ cao hormone stress gây tác động tới sự phát triển của bào thai trong tử cung.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ bị trầm cảm nên có ý định được điều trị trước khi mang thai, nhưng nếu họ mang thai khi đã được chẩn đoán bị trầm cảm thì điều này càng quan trọng hơn, họ được điều trị khi bệnh gây tác động lên người mẹ và đứa trẻ.