9 tháng khi mang thai, bàn chân, đầu, thận, bụng, hông là 5 bộ phận chịu nhiều thiệt thòi mẹ cần nâng niu nhất.
1. Bàn chân
Dù bạn có từng nghe mọi người nói rằng khi mang bầu chân sẽ tăng kích cỡ nhưng phải khi thực sự trải qua mẹ mới hiểu bàn chân phải chịu đựng sự khó chịu như thế nào. Không chỉ tăng lên 1 size, thậm chí chân >mẹ bầu có thể tăng lên tới 2, 3 size và thường xuyên bị sưng phù khó chịu.
Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ, đôi chân không chỉ sưng phù và còn đau đớn do phải đỡ cả cơ thể tăng lên từ 10-20kg. Mẹ sẽ gặp khó khăn khi đi lại, đặc biệt là đi bộ hoặc đứng quá lâu. Không chỉ bàn chân, mắt cá chân người mẹ cũng có triệu chứng sưng và đau đớn hơn.
Để giảm bớt khó chịu, phụ nữ mang thai nên kê chân lên cao mỗi khi nằm hoặc ngồi. Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn giày dép rộng rãi, thoải mái và tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
2. Đầu
Đau đầu là dấu hiệu phổ biến ngay khi mẹ mới có thai. Triệu chứng này có thể kéo dài trong suốt những tháng đầu thai kỳ do sự thay đổi của hormone. May mắn, từ tháng thứ 4, triệu chứng này sẽ giảm dần.
Khi bị đau đầu, mẹ không nên dùng thuốc bừa bãi mà chỉ nên dành thời gian nghỉ ngơi. Nếu tình trạng quá nặng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
3. Thận
Khi mang thai, bàng quang người mẹ phải làm việc với công suất cao hơn chính vì vậy tạo gánh nặng lên thận, khiến bà bầu thường xuyên buồn đi tiểu và cả cảm giác đau lưng suốt thai kỳ. May mắn đây là triệu chứng bình thường và sau sinh sẽ khỏi hẳn.
4. Bụng
Bụng là bộ phận chịu thay đổi lớn nhất trong 9 tháng mang thai để đáp ứng nhu cầu lớn lên của thai nhi. Quá trình em bé lớn lên sẽ khiến bụng tăng kích cỡ, dẫn đến những tác dụng phụ như da căng dãn, rạn nứt, ngứa ngáy, thậm chí là đau đớn.
Chính vì vậy ngay khi mang bầu, mẹ nên chú ý đến việc >chăm sóc da bụng như sử dụng kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu cần chú ý không tăng cân quá nhiều, quá nhanh khiến da bị rạn nứt nhanh chóng.
5. Hông
Hông của người mẹ khi mang thai sẽ chịu trách nhiệm nâng đỡ bụng bầu. Vì vậy khi thai nhi càng lớn sẽ khiến vùng hông chịu lực lớn gây nhức mỏi, đau đớn. Cảm giác đau đớn sẽ xuất hiện khi mẹ đứng, ngồi, thậm chí là nằm hay xoay người cũng đau.
Để hạn chế tác dụng phụ này, mẹ bầu nên tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày, lưu ý những bài tập dành cho hông sẽ giúp bớt khó chịu, đau đớn hơn.
Cách phòng tránh sảy thai
– Chế độ ăn uống là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình mang thai. Để thai nhi phát triển tốt và toàn diện, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng và hợp lí. Nên lựa chọn thức ăn đa dạng, giàu chất >dinh dưỡng và hấp thụ một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, vitamin và axit folic… Đặc biệt, mẹ bầu nên tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê,…. Đây chính là một trong những “thủ phạm” gián tiếp gây nên tình trạng sảy thai, thai nhi bị dị tật, thai chết lưu,…
– Nên đi khám thai định kỳ: Việc khám thai thường xuyên sẽ giúp mẹ kiểm tra, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời sớm phát hiện ra các bất thường trong thai kỳ để kịp thời can thiệp, tránh hậu quả đáng tiếc.
– Chú ý trong chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Mẹ bầu không nên lao động quá sức hoặc làm việc trong các môi trường độc hại, ô nhiễm và chứa nhiều hóa chất. Đồng thời nên dành thời gian nghỉ ngơi và tập luyện một cách hợp lí. Dù có bận rộn đến đâu, mẹ bầu cũng nên dành thời gian để tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… Điều này không những giúp mẹ thư giãn, giảm stress mà còn giúp tăng cường >sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
– Đề phòng bệnh tật: Có rất nhiều loại bệnh mẹ bầu mắc phải có thể gây sảy thai hoặc dị hình cho thai nhi như: cảm cúm, bệnh tả, các bệnh về gan, bệnh thận, bệnh truyền nhiễm, tiểu đường…Do vậy, bà bầu phải tích cực phòng tránh các loại bệnh này. Nếu bị bệnh, thai phụ không được uống thuốc một cách tùy tiện mà phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.
– Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng: Khi mang thai, mẹ bầu sẽ khó tránh khỏi tâm trạng căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, ít mẹ biết rằng đây cũng chính là một nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị động thai và sảy thai, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên. Vì thế, để đảm bảo cho một thai kỳ khoẻ mạnh, thai phụ cần cố gắng giảm đối đa những cáu gắt, tức giận. Những người thân trong gia đình nên quan tâm, chia sẻ với mẹ bầu để tâm trạng của mẹ được cải thiện hơn.
– Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám, hạn chế thấp nhất tình trạng rủi ro có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi.