Sau khi sinh con bao giờ kinh nguyệt mới quay lại hàng loạt các vấn đề xoay quay khiến nhiều bà mẹ cảm thấy phiền phức.
Khi còn con gái, bạn thấy kinh nguyệt thật phiền phức. Kinh nguyệt đến sớm, hay đến muộn đều làm bạn thấy lo. Nhưng sau khi sinh, bạn mong kinh nguyệt đến đúng lúc. Sau khi vượt cạn, nhiều bà mẹ bắt đầu băn khoăn không biết bao giờ "bạn cũ" mới trở lại.
Sự xuất hiện của kinh nguyệt sau sinh phụ thuộc vào việc cho con bú
Sự xuất hiện của kinh nguyệt sau sinh phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bỉm sữa. Có người có kinh chỉ 1 tháng sau khi sinh con, cũng có người có kinh sau 1 năm. Do ảnh hưởng của các hormone do vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra, các bà mẹ đang cho con bú có thể có kinh lại muộn hơn các bà mẹ không cho con bú.
Các bà mẹ cho con bú có thể không có kinh nguyệt cho đến 1 năm sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có người cho con bú nhưng kinh nguyệt trở lại rất sớm. Những bà mẹ không cho con bú thường sẽ có kinh nguyệt từ 4-6 tuần sau khi sinh.
Thời gian để có kinh trở lại sau khi sinh con còn liên quan đến tuổi của người mẹ, thời gian cho con bú, sự hồi phục của tử cung và thể trạng.
Kinh nguyệt đến sớm có nghĩa là cơ thể phục hồi tốt
Nếu cơ thể hồi phục tốt sau khi sinh, kinh nguyệt sẽ trở lại từ rất sớm. Vì vậy, các mẹ sau sinh cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống cẩn thận, không ăn kiêng giảm cân để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Mẹ sau sinh không nên làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, lâu ngày sẽ dẫn đến hậu sản, khó chữa về sau.
Tại sao kinh nguyệt sau sinh ra nhiều?
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con bạn có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thi. Nó cũng có thể kèm với tình trạng đau bụng kinh dữ dội hơn bởi lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Khi các chu kỳ tiếp theo xuất hiện, những thay đổi này sẽ có khả năng bị giảm.
Những nguyên nhân khác khiến cho kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn bao gồm:
- Polyp và u xơ dưới niêm mạc.
- Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau.
- Adenomyosis: Đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone.
- Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém .
Trong trường hợp sản phụ ra nhiều máu kinh và cần thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần, hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được chăm sóc và tư vấn.
Cần làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Hiện tượng rối loạn sau sinh có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng, u xơ tử cung hoặc polyp. Bạn nên thăm khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu bạn gặp phải bất kỳ những biểu hiện dưới đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn.
- Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó lại biến mất sau khoảng thời gian dài.
- Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ
- Hoặc nếu bạn không có kinh ba tháng sau khi sinh con hoặc ba tháng sau khi bạn ngừng cho con bú.
Dù sinh thường hay sinh mổ, âm đạo vẫn có một lượng máu nhất định chảy ra mỗi ngày do phần niêm mạc tử cung không cần thiết bong ra. Ban đầu, sản dịch có mày đỏ tươi như máu kinh sau đó chuyển dần sang màu hồng và nâu. Khoảng 10 -15 ngày lượng sản dịch sẽ ít dần và chuyển sang màu trắng bình thường.
Trong thời điểm này, mẹ phải chú ý là sạch vùng kín cẩn thận bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh. Thay băng 4 tiếng/lần. Nếu phát hiện sản dịch có mùi hôi hoặc xuất hiện dưới dạng máy cục đông cần thông báo ngay cho bác sĩ. Hiện tượng kinh nguyệt sau sinh cũng như sự rối loạn kinh nguyệt không phải là vấn đề đáng lo lắng. Quan trọng nhất vẫn là tâm trạng của mẹ thoải mái vừa có sữa cho bé vừa ổn định >sức khỏe sinh sản.