Đái tháo đường thai kỳ xuất hiện với đặc điểm là đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở những thai phụ trước đó không có bệnh đái tháo đường.
- Món nấm - mẹ bầu có được ăn không và những lưu ý cần thiết
- Những thực phẩm gây hại đến IQ thai nhi, mẹ cần biết để tránh cho con
Đái tháo đường thai kỳ chỉ bị trong thời gian mang thai và tự hết sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến cố sản khoa bất lợi cho mẹ và em bé ngay khi sinh và làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 cho mẹ và con sau này.
Những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
Những thay đổi của cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai cũng như sự tăng cường hoạt động nội tiết của bánh nhau gây nên sự đề kháng insulin – một chất nội tiết làm giảm đường huyết, khiến insulin trong cơ thể người mẹ làm việc không hiệu quả.
Em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ không điều trị có khuynh hướng bị béo phì, đái tháo đường típ 2 và một số vấn đề về sức khỏe khác trong quá trình trưởng thành.
Đái tháo đường thai kỳ xuất hiện với đặc điểm là đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở những thai phụ trước đó không có bệnh đái tháo đường.
Điều trị đái tháo đường thai kỳ cần sự hợp tác tốt của người bệnh và bác sĩ chuyên khoa, trong đó vai trò tuân thủ điều trị của người mẹ là quan trọng nhất. Phần lớn các trường hợp, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn và tăng cường vận động là có thể kiểm soát tốt đường huyết. Trong một số ít trường hợp, người bệnh cần dùng thêm insulin để làm hạ đường huyết, song hành cùng với chế độ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Sau đây là một số biện pháp bạn có thể tự thực hiện tại nhà để kết quả điều trị bệnh tốt hơn.
Chế độ ăn uống
Ăn các bữa ăn nhỏ, phân chia bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ đều đặn. Ăn cách khoảng 2 đến 3 giờ. Chia đều lượng tinh bột trong suốt cả ngày để giúp duy trì đường huyết ổn định.
Trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, nên bao gồm một số chất đạm lành mạnh vì các chất này cũng giúp kiểm soát đường huyết của bạn. Ngoài ra, chất đạm còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu và đầy năng lượng trong suốt cả ngày.
Trong các bữa ăn nhẹ, bạn có thể chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa tiệt trùng không đường, sữa chua không đường, sữa đậu nành không đường, trứng, phô mai, cuốn rau với tôm, thịt.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, đường huyết của bạn có xu hướng tăng vào buổi sáng. Để tránh xảy ra điều này, bạn nên ăn ít tinh bột vào bữa sáng hơn bữa trưa hoặc bữa tối trong kế hoạch ăn uống. Ví dụ như, kế hoạch của bạn cần nêu rõ trong bữa sáng sẽ bao gồm một khẩu phần sữa, một khẩu phần chứa tinh bột và một số chất đạm. Bạn nên ăn một bữa sáng rất nhỏ và một bữa ăn nhẹ tương tự vào giữa buổi sáng khoảng 2 giờ sau đó.
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như mì ăn liền, súp đóng hộp, khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh và thực phẩm đóng gói.
Không xay và hầm quá nhừ tinh bột (ví dụ: ăn cháo) vì dễ làm tăng đường huyết. Uống đủ nước (6-8 ly một ngày).
Việc ăn uống điều độ đúng giờ cũng rất quan trọng đối với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
Tăng cường vận động
Với những ai bị đái tháo đường nói riêng thì việc vận động không những kiểm soát được đường máu, mà còn làm cho hoạt động của insulin trong cơ thể tăng lên.
Nhờ vậy giúp làm giảm insulin trong cơ thể, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ làm giảm lượng đường có trong máu và cải thiện được khả năng dùng glucose trong của cơ thể.
Ngoài ra, việc vận động liên tục sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ bị bệnh tim mạch do tăng các cholesterol tốt và giảm thiểu cholesterol xấu trong cơ thể. Nếu bạn có một chế độ luyện tập tốt thì sau một thời gian, cân nặng sẽ được kiểm soát, các cơ, khớp được linh hoạt và bạn có khả năng chế ngự thăng bằng hơn trước.
Vì vận động ít nguy cơ đái tháo đường, cho nên việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ góp phần vào quá trình điều căn bệnh tiểu đường của bạn. Hơn nữa, ta còn có thể tránh được các biến chứng của loại bệnh lý này. Cuối cùng, “vận động” sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát đường huyết và ít có nhu cầu uống thuốc hơn, nhờ vào việc cải thiện các khả năng sử dụng đường của cơ thể.