Chỉ vì tin tưởng vào những lời truyền miệng không có cơ sở khoa học mà thai phụ 9X đành phải khóc hết nước mắt khi hay tin đứa con đầu lòng bị chết lưu trong bụng. Đây là lời cảnh tỉnh với những ai còn đang tin theo hủ tục mê tín đị đoan.
Đôi khi kiến thức không được khoa học kiểm chứng, những bài thuốc truyền miệng dân gian lại mang đến nhiều hiểm họa khôn lường cho trẻ.
Đơn cử như trường hợp của một thai phụ 9X dưới đây, vừa trải qua nỗi đau mất con đầu lòng chỉ bởi tin vào một lý thuyết không có cơ sở khoa học.
La Lan sinh năm 1996, năm nay vừa tròn 22 tuổi hiện đang sống ở Trung Quốc. Dù chưa kết hôn nhưng cô gái trẻ đã chung sống với bạn trai như vợ chồng rồi mang thai con đầu lòng. Khi đó, cả hai hoàn toàn không có kinh nghiệm trong chuyện bầu bí nhưng vẫn thường xuyên đi thăm khám.
Ban đầu, thời điểm dự sinh được bác sĩ xác định là vào khoảng cuối tháng nhưng khi đến ngày lâm bồn, La Lan vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, thai nhi cũng chưa có động tĩnh gì.
Chẳng biết nghe được thông tin từ đâu, cho rằng em bé sinh trễ 1 đến 2 tuần sẽ thông minh hơn những đứa trẻ chào đời đúng ngày tháng, nên thai phụ trẻ tuổi quyết định nghe theo, mang thai quá hạn cũng không đến bác sĩ kiểm tra, cứ thế để em bé trong bụng.
Sau ngày dự sinh 3 tuần, La Lan bắt đầu cảm thấy lo lắng vì không nhận thấy bất kỳ chuyển động nào của đứa trẻ trong bụng nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ xác định em bé đã chết lưu, dù có nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cũng không thể cứu sống đứa trẻ.
Sau khi được mổ lấy ra khỏi bụng mẹ, toàn thân đứa bé tím tái và sớm đã không có nhịp tim. Nguyên nhân cái chết được bác sĩ xác định là do La Lan đã để em trong bụng quá lâu.
Hơn 1 tuần đã là khoảng thời gian dài, đằng này cô gái trẻ sau 3 tuần vẫn can thiệp giục sinh chỉ vì mong muốn con được thông minh hơn. Sau khi nghe tin dữ, La Lan khóc hết nước mắt nhưng điều này vẫn không làm thay đổi kết quả rằng đứa con đầu lòng của cô đã mất.
Câu chuyện này là một lời cảnh báo dành cho các cặp vợ chồng, phải đi khám thai định kỳ, tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ và không nên tin vào những lời đồn đại không dựa trên cơ sở khoa học.
Xử trí thai quá ngày
Đánh giá >sức khỏe thai nhi ở những sản phụ quá ngày sinh
Đối với thai phụ quá ngày dự sinh nhưng chưa đến 42 tuần được theo dõi sát trước sinh. Đánh giá lượng nước ối và bánh rau rất quan trọng. Nếu lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít, hay độ xơ hóa của bánh rau lớn không đảm bảo >dinh dưỡng cho thai thì cần phải xử trí để đưa thai ra ngoài ngay.Tim thai được theo dõi chặt chẽ, nếu có bất thường bác sĩ sẽ có những chỉ định lấy thai ra kịp thời để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những thai từ 40 tuần trở lên mà chưa chuyển dạ cần kiểm tra thường xuyên hơn (3 – 5 ngày 1 lần)
Đối với thai quá ngày mà cổ tử cung thuận lợi
Những yếu tố cần cân nhắc như: Tuổi thai; tình trạng cổ tử cung; và sự mong muốn của thai phụ sau khi thảo luận nguy cơ, lợi ích, và những chọn lựa như theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ. Đối với thai phụ quá ngày và có cổ tử cung thuận lợi, dữ liệu không đủ để khẳng định khởi phát chuyển dạ hay chờ chuyển dạ tự nhiên có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khởi phát chuyển dạ ở thai phụ quá ngày có cổ tử cung thuận lợi được khuyến khích bởi vì nguy cơ thất bại và nguy cơ mổ lấy thai thấp.
Thai phụ quá ngày với cổ tử cung không thuận lợi
Cả khởi phát chuyển dạ (đẻ chủ động) và chờ chuyển dạ tự nhiên đều có biến chứng thấp và kết cục chu sinh tốt ở nhóm thai phụ nguy cơ thấp. Tuy nhiên, có lợi ích khi khởi phát chuyển dạ sử dụng tác nhân gây chín muồi cổ tử cung, bất kể số lần sinh hoặc phương pháp thực hiện.
Áp dụng phương pháp chín muồi cổ tử cung làm giảm tỉ lệ thất bại và khởi phát nhiều lần, giảm biến chứng cho mẹ và thai nhi, giảm giá thành điều trị, và giảm tỉ lệ mổ lấy thai ở thai phụ nói chung.
Mặc dù thai quá ngày được định nghĩa như thai kỳ ≥ 42 tuần, một số thử nghiệm lâm sàng lớn về xử trí thai quá 40 tuần báo cáo kết quả tốt khi thực hiện khởi phát chuyển dạ thường qui sớm khi bắt đầu 41 tuần.
Tuy nhiên, hiện nay những thai phụ quá ngày sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ thì đa phần đều muốn sinh con bằng phương pháp mổ đẻ nhiều hơn là những thai phụ muốn gây chuyển dạ bằng phương pháp khởi phát chuyển dạ.