Khoai mì là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng một số thành phần trong khoai không tốt cho thai nhi, bà bầu ăn khoai mì dễ dẫn đến những nguy hiểm nghiêm trọng cho thai nhi.
Việc nhận biết thực phẩm nên và không nên ăn trong thời gian mang thai vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần lưu tâm để bảo vệ bé yêu phát triển toàn diện nhất.
Nguy hiểm khi bà bầu ăn >khoai mì
Trong thành phần của khoai mì có chứa lượng axit cyanhydric, là thành phần dễ gây ngộ độc, mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào lượng axit cyanhydric trong khoai nhiều hay ít. Bà bầu ăn khoai mì có dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng đến thai nhi.
Lượng axit cyanhydric nhiều hay ít còn tùy thuộc vào giống khoai. Giống khoai mì cao sản thì có hàm lượng axit cyanhydric cao hơn khoai mì ngọt. Lượng axit cyanhydric dưới 20mg có thể gây ngộ độc, nhưng từ 50mg trở lên có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy bà bầu không nên ăn khoai mì trong thời gian mang thai để tránh ảnh hưởng đến con.
Các triệu chứng ngộ độc khoai mì thường gặp, bà bầu nên chú ý:
Nếu ngộ độc axit cyanhydric ở mức độ nhẹ sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, ói mửa, xanh tím mặt.
Đi ngoài nhiều, khiến tay chân rũ rượi, mệt mỏi.
Chóng mặt, ù tai, đau đầu, huyết áp tăng cao, tim đập mạnh.
Nguy hiểm nhất có thể dẫn tới rối loạn ý thức, hôn mê, ngừng thở, tụt huyết áp, co giật.
Bà bầu có nên ăn khoai mì? Cách xử lý ngộ độc khoai mì khi ăn
Bà bầu ăn khoai mì không may gặp phải những triệu chứng trên thì cần xử lý ngay bằng các biện pháp sau:
Khi biết khoai mì chính là thủ phạm gây ngộ độc, nên tìm cách giúp >mẹ bầu nôn hết ra bên ngoài càng sớm càng tốt.
Sau khi nôn khoảng 2-3 lần, hãy cho mẹ bầu uống một ly nước đường pha loãng. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Khi thấy mẹ bầu có biểu hiện đi ngoài khoảng 2-3 lần bạn cũng nên cho mẹ bầu uống một ly nước đường pha loãng, đồng thời đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
Trong trường hợp nguy hiểm nhất, cơ thể mẹ bầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc nặng nên đưa đi bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.